Đề bài

Trong bài thơ Nỗi nhớ miền Trung (Thuận Hữu), người “em” xuất hiện như thế nào trong cảm xúc của nhà thơ? Tác giả muốn gửi gắm điều gì tới người “em”? Phân tích một số hình ảnh, biện pháp tu từ làm rõ điều đó

 

Phương pháp giải

Chú ý phân tích hình ảnh “nón che nghiêng đi trên cát, bóng nón nghiêng che, mái tóc thề”

Chú ý phân tích câu thơ: “Em bỏ lại miền Trung đầy bão gió/ Bỏ cả vùng quê vật vã dưới nắng hè” và “Nhớ thương em nỗi nhớ chẳng đâu bằng”

 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Người “em” xuất hiện

+ Nón che nghiêng đi về trên cát; Ở đâu rồi một bóng nón nghiêng che? Ở đâu , ở đâu một mái tóc thề

→Hình ảnh giàu sức gợi (bóng nón nghiêng che; mái tóc thề), gợi bóng dáng, sự tươi trẻ, e ấp trong em, gợi cái nắng bỏng, khắc nghiệt của miền Trung.

→Câu hỏi tu từ: Ở đâu rồi; ở đâu diễn tả nỗi nhớ, nhớ khắc khoải của nhân vật trữ tình về những ngày xưa, về người em với mái tóc thề và vành nón nghiêng che

- Tác giả muốn gửi gắm đến người “Em”:

+ Trách em đã bỏ quê nghèo mà đi (Em bỏ lại miền Trung đầy bão gió/ Bỏ cả vùng quê vật vã dưới nắng hè; Em sẽ quên đi gió Lào cát trắng)

+ Quê miền Trung luôn thương nhớ em bằng nỗi nhớ thương sâu nặng (Nhớ thương em nỗi nhớ chẳng đâu bằng)