Đề bài

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

  • A.

    Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân

     

  • B.

    Lo sợ trước sức mạnh của thực dân Pháp

     

  • C.

    Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù

     

  • D.

    Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài

Phương pháp giải

Dựa vào thái độ của triều đình Nguyễn để phân tích, đánh giá.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nguyên nhân chủ yếu khiến Triều đình Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là do sai lầm trong nhận thức về kẻ thù. Triều đình Nguyễn đứng đầu là vua Tự Đức ban đầu chỉ nghĩ rằng người Pháp đến Việt Nam chỉ để đòi những quyền lợi buôn bán nên chấp nhận đàm phán nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, chứ không nhận thức được dã tâm xâm lược của chúng

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp buộc phải chuyển sang

 

  • A.

    Đánh chắc tiến chắc

     

  • B.

    Chinh phục từng gói nhỏ

     

  • C.

    Đánh phủ đầu

     

  • D.

    Chinh phục từng địa phương

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ở chiến trường Gia Định và Đà Nẵng (1860) thì trong triều đình Nguyễn đã diễn ra tình trạng gì?

  • A.

    Phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán

     

  • B.

    Tiếp tục bàn kế hoạch đánh Pháp

     

  • C.

    Tập trung lực lượng đánh Pháp

     

  • D.

    Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Ngay sau khi giải quyết xong vấn đề Trung Quốc (1860), thực dân Pháp đã có hành động gì?

  • A.

    Đem quân đánh chiến Bắc Kì

  • B.

    Đem quân đánh chiến các tỉnh Tây Nam Kì

  • C.

    Kéo về Gia Định, tiếp tục mở rộng đánh chiếm nước ta

  • D.

    Kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Nhâm Tuất

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những khu vực nào?

  • A.

    Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

     

  • B.

    Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.

     

  • C.

    Biên Hòa, Hà Tiên. Định Tường vào đảo Côn Lôn.

     

  • D.

    An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đâu không phải lý do thực dân Pháp tấn công Gia Định vào năm 1859?

  • A.

    Chiếm được Nam Kì sẽ cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn

     

  • B.

    Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công

     

  • C.

    Thực dân Anh đang ngấp nghé muốn Gia Định để tạo thành trục giao thông Hương Cảng- Gia Định- Xingapo

  • D.

    Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tại sao sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp lại phải dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến?

  • A.

    Vì trong thành không có lương thực

     

  • B.

    Vì trong thành không có vũ khí

     

  • C.

    Vì quân triều đình phản công quyết liệt

     

  • D.

    Vì các đội dân binh của Việt Nam ngày đêm bám sát và tiêu diệt

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

  • A.

    Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam

     

  • B.

    Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để chúng rút quân

     

  • C.

    Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam

     

  • D.

    Củng cố thêm niềm tin cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Sai lầm lớn nhất của triều đình Nguyễn ở mặt trận Gia Định (1860) là gì?

  • A.

    Không tổ chức phản công tiêu diệt giặc mà xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ

     

  • B.

    Huy động quân đội và nhân dân gấp rút xây dựng Đại đồn Chí Hòa để làm chỗ dựa phản công

     

  • C.

    Tổ chức cho quân đội và nhân dân cùng kháng chiến chống thực dân Pháp

     

  • D.

    Thương thuyết và xin giảng hòa với thực dân Pháp vì sợ dân phải “đổ máu”

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

  • A.

    Trương Định

     

  • B.

    Nguyễn Trung Trực

  • C.

    Nguyễn Hữu Huân

  • D.

    Dương Bình Tâm

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp là

  • A.

    Nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn

  • B.

    Bồi thường 20 triệu quan tiền cho Pháp

  • C.

    Triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán

  • D.

    Mất thành Vĩnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ai là người giương cao ngọn cờ “Bình Tây đại nguyên soái” chống Pháp xâm lược?

  • A.
     Trương Quyền.           
  • B.
     Trương Định.
  • C.
     Nguyễn Trung Trực.
  • D.
     Đội Cấn.
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ngay sau thất bại trong việc đánh chiếm Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển quân đánh chiếm

  • A.
     Bắc Kì lần thứ nhất.   
  • B.
     Kinh thành Huế.
  • C.
     Gia Định.  
  • D.
     thành Hà Nội.
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Sau thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch

  • A.
     “đánh chắc, tiến chắc”.
  • B.
     “chinh phục từng gói nhỏ”.
  • C.
     “đánh lâu dài”.
  • D.
     “chinh phục từng địa phương”.
Xem lời giải >>