Các loài trong lưới thức ăn có quan hệ mật thiết với nhau, khi loại bỏ một loài nào đó thì có thể ảnh hưởng tới sự tồn tại của loài khác. Chẳng hạn, khi loại bỏ loài săn mồi thì mật độ của con mồi tăng, hay khi loại bỏ loài cạnh tranh thì có sự gia tăng của các loài mà nó cạnh tranh. Tuy nhiên, đôi khi việc loại bỏ một loài có thể dẫn đến giảm mức độ phong phú của loài cạnh tranh hoặc của con mồi. Trong một nghiên cứu trên hòn đảo, mèo hoang đe doạ sự tuyệt chủng của một số loài chim nên các nhà khoa học dự đoán việc loại bỏ mèo hoang sẽ giúp bảo tồn các loài chim này trên đảo. Mối quan hệ dinh dưỡng của các loài trong thí nghiệm loại bỏ mèo hoang ra khỏi lưới thức ăn được minh hoạ như Hình 25.11a và 25.1b.
a) Xác định mối quan hệ dinh dưỡng giữa ba loài: mèo hoang, chuột và chim trong lưới thức ăn này.
b) Việc có mèo hoang và loại bỏ mèo hoang ra khỏi lưới thức ăn làm thay đối đến chuột và một số loài chim như thế nào? Giải thích.
Quan sát Hình 25.11a và 25.11b.
a) - Mối quan hệ dinh dưỡng của ba loài này trong chuỗi thức ăn là: chim →chuột →mèo.
- Ở một chuỗi thức ăn khác: chim →mèo.
- Như vậy, mèo có thể ăn trực tiếp chim hoặc thông qua vật ăn thịt trung gian là chuột để kiểm soát chim.
b) - Khi không loại bỏ mèo hoang, mèo kiểm soát số lượng của chim và chuột: mèo khống chế số lượng chuột không tăng quá cao, nhờ vậy giảm áp lực vật ăn thịt lên loài chim (cả mèo và chuột). Trong hệ sinh thái tồn tại cả ba loài.
- Khi loại bỏ mèo hoang, không những không giảm áp lực vật ăn thịt lên chim, mà sau một thời gian các loài chim này bị tuyệt chủng trên khu vực đảo. Nguyên nhân là do chuột không bị kiểm soát bởi mèo, gia tăng áp lực lên con mồi. Khi số lượng vật ăn thịt cao hơn con mồi (không cân băng) và không có sự điều chỉnh thì con mồi bị tuyệt chủng.
Các bài tập cùng chuyên đề
Hồ Tây là hồ tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội. Hồ Tây được xem là một biểu tượng thiên nhiên, văn hoá điển hình và có giá trị đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Hồ Tây là nơi cư trú của nhiều động vật và thực vật, trong đó có một số loài quý hiếm đặc hữu như tảo, chim sâm cầm, sen bách diệp,... Từ những thông tin trên, hãy cho biết tại sao hồ Tây được xem là một hệ sinh thái. Hệ sinh thái có những đặc trưng gì?
Hãy liệt kê ba hệ sinh thái ở địa phương em.
Quan sát Hình 25.1, gọi tên sinh vật tiêu thụ bậc 2, 3.
Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái nhân tạo bằng cách hoàn thành bảng mẫu sau:
Quan sát Hình 25.3, hãy xác định các chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn.
Giả sử trong một góc của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, có các loài sinh vật sau: cây cỏ, ếch, kiến, diều hâu, chuột, châu chấu, rắn. Hãy vẽ các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.
Từ các chuỗi thức ăn trong câu luyện tập (trang 163), hãy:
a) Viết lưới thức ăn.
b) Chỉ ra những loài là mắt xích chung.
c) Xếp những sinh vật thuộc cùng một bậc dinh dưỡng vào một nhóm.
Quan sát Hình 25.4 và thực hiện:
a) Mô tả sự vận động của dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
b) Nêu đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
Quan sát Hình 25.6, đọc đoạn thông tin và cho biết việc xây dựng tháp sinh thái có ý nghĩa gì.
Quan sát Hình 25.10 và cho biết:
a) Dạng muối khoáng mà thực vật hấp thụ được hình thành như thế nào?
b) Mô tả chu trình nitrogen.
Vì sao các hiện tượng như sự ấm lên toàn cầu, phú dưỡng, sa mạc hoá lại gây mất cân bằng của hệ sinh thái?
Chuẩn bị
Tạo tình huống
Xác định vấn đề
Quy trình thiết kế bể cá cảnh
Tiêu chí đánh giá sản phẩm
Kết quả sản phẩm
Đánh giá
Rút kinh nghiệm
Em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học.
Khi đi vào một khu rừng, em có thể quan sát thấy rất nhiều loài sinh vật (như thực vật, động vật) và các nhân tố vô sinh (như đất, nước, ánh sáng....). Các thành phần này tương tác với nhau như thế nào?
Quan sát hình 23.1, kể tên một số nhóm sinh vật trong quần xã và nhân tố vô sinh. Giải thích tại sao khu vực này được xem là một hệ sinh thái.
Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Nêu một số ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
Quan sát và vẽ ít nhất hai chuỗi thức ăn có trong hình 23.5.
Xác định ít nhất một loài là mắt xích chung của các chuỗi thức ăn.
Vẽ một chuỗi thức ăn và một lưới thức ăn đơn giản với các sinh vật quan sát được trong một hệ sinh thái ở địa phương.
Dựa vào thông tin ở hình 23.6, hãy mô tả khái quát dòng năng lượng đi vào và đi ra khỏi hệ sinh thái.
Phân biệt các dạng tháp sinh thái.
Nêu một số nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài dẫn đến diễn thế sinh thái.
Lấy một ví dụ về diễn thế sinh thái ở địa phương em. Phân tích sự biến đổi cơ bản về quần xã sinh vật trong quá trình diễn thế sinh thái.