Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ hai văn bản Ba chiều của một đời sống trọn vẹn. Phân tích giá trị của biện pháp tu từ đó.
- Đọc kĩ đoạn văn thứ hai.
- Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn đó.
- Nêu tác dụng của chúng.
- Biện pháp tu từ: so sánh. (Việc quét đường được so sánh với Mi-ken-lăng-giơ đang vẽ tranh, Han-đeo và Bét-tô-ven đang soạn nhạc; Sếch-xpia đang làm thơ.)
- Tác dụng: Nhằm thể hiện thông điệp: Mỗi công việc dù là giản dị, bình thường nhất đều có ý nghĩa, sánh ngang tầm với những công việc lớn lao, vĩ đại nhất, nếu như thực hiện nó một cách say mê, bằng cả trái tim. Trong mỗi con người, ai cũng có phẩm chất của người nghệ sĩ, của người sáng tạo, bởi bằng lao động, chúng ta tự sáng tạo nên cuộc sống của mình, trong từng khoảnh khắc. Ẩn sau hình tượng so sánh đó là một thông điệp về sự bình đẳng và là lời kêu gọi mỗi người hãy sống trọn vẹn nhất với mỗi phút giây trong cuộc đời mình.
Các bài tập cùng chuyên đề
Xác định luận điểm chính của tác giả trong văn bản Ba chiều của một đời sống trọn vẹn
Phân tích tác dụng của yếu tố tự sự được tác giả sử dụng trong văn bản Ba chiều của một đời sống trọn vẹn
Giọng điệu của người trần thuật trong văn bản Ba chiều của một đời sống trọn vẹn có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu đó?
Theo bạn, “chiều dài của cuộc đời” trong văn bản Ba chiều của một đời sống trọn vẹn ở đây nghĩa là gì?
Những nhận định của tác giả trong văn bản Ba chiều của một đời sống trọn vẹn gợi cho bạn suy nghĩ gì về cuộc sống?