Kết quả dự báo nhiệt độ cao nhất trong 10 ngày liên tiếp ở Nghệ An cuối tháng 01 năm 2022 được cho ở bảng sau:
Ngày |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
Nhiệt độ \({(^o}C)\) |
23 |
25 |
26 |
27 |
27 |
27 |
27 |
21 |
19 |
18 |
(Nguồn: https://nchmf.gov.vn)
a) Viết mẫu số liệu thống kê nhiệt độ nhận được từ bảng trên.
b) Tính số trung bình cộng, phương sai và độ lệch chuẩn của mẫu số liệu đó.
a)
* Số trung bình của mẫu số liệu \({x_1},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {x_2},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} ....,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {x_n}\) kí hiệu là \(\bar x\), được tính bằng công thức:
\(\bar x = \frac{{{m_1}{x_2} + {m_2}{x_2} + ... + {m_k}{x_k}}}{n}\)
Trong đó mk là tần số của giá trị xk và \(n = {m_1} + {m_2} + ... + {m_k}\).
a) Mẫu số liệu thống kê nhiệt độ nhận được từ bảng là:
23 25 26 27 27 27 27 21 19 18
b)
* Nhiệt độ trung bình của 10 ngày liên tiếp ở Nghệ An cuối tháng 01 năm 2022 là:
\(\bar x = \frac{{23 + 25 + 26 + 27 + 27 + 27 + 27 + 21 + 19 + 18}}{{10}} = 24\) (\(^oC\))
* Phương sai
\({s^2} = \frac{1}{{10}}({23^2} + {25^2} + {26^2} + {4.27^2} + {21^2} + {19^2} + {18^2}) - {24^2} = 11,2\)
* Độ lệch chuẩn
\(s = \sqrt {11,2} \approx 3,35\)