Đâu là tác phẩm không viết về đề tài về chiến tranh trong số các tác phẩm dưới đây?
-
A.
Chiến tranh và hòa bình.
-
B.
Chuông nguyện hồn ai.
-
C.
Sông Đông êm đềm.
-
D.
Bắt trẻ đồng xanh.
Vận dụng kiến thức đã học về tác phẩm
Bắt trẻ đồng xanh.
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Chú ý các chi tiết thể hiện bối cảnh của truyện
Lời đối thoại cho biết các thông tin gì về nhân vật ông lão?
Điều gì khiến ông lão lo lắng?
Đây là lời đối thoại hay độc thoại?
Hãy xác định để tài, bối cảnh, ngôi kể và các nhân vật trong truyện Ông lão bên chiếc cầu.
Nhân vật ông lão được thể hiện như thế nào trong văn bản? Câu chuyện dự báo điều gì sẽ đến với ông? Vì sao?
Chi tiết về ngày "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" của ông lão ở phần cuối tác phẩm tạo ra sự tương phản như thế nào với cảnh ngộ của ông? Qua đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Hãy chỉ ra và phân tích một số đặc sắc nghệ thuật của truyện (các hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm,...).
Việc tác giả không đặt tên cho nhân vật ông lão trong tác phẩm có ý nghĩa gì?
Truyện gửi đến người đọc thông điệp gì? Theo em, thông điệp đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?
Ghép các lời dẫn (in đậm) ở bên A với cách dẫn phù hợp ở bên B:
A. Lời dẫn |
B. Cách dẫn |
a) Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy! (Kim Lân) |
1) Dẫn trực tiếp ý nghĩ của nhân vật |
b) Bà Hai bỗng lại cất tiếng: - Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã. (Kim Lân) |
2) Dẫn gián tiếp lời nói của nhân vật |
c) Anh tìm vô nhà gặp mạ, kế với mạ anh ấy gặp cậu đang theo bộ đội đi qua bên mặt trận.... (Phùng Quán) |
3) Dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật |
d) Trong đầu tôi chợt nảy ra một ước mơ rất trẻ con: "Biết đâu có lúc nào đó mình cũng làm được một chiếc xe như thế nhỉ?". (Honda Soichiro) |
4) Dẫn gián tiếp ý nghĩ của nhân vật
|
Tìm lời dẫn trong những đoạn văn dưới đây. Xác định các trường hợp: dẫn lời nói, dẫn ý nghĩ; dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp. Chỉ ra đặc điểm giúp em nhận biết mỗi cách dẫn và sự phù hợp của cách dẫn đó trong mỗi đoạn văn.
a) Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.". (Hồ Chí Minh)
b) Ông kể lại hôm Tây vào khủng bố. Chúng nó có bao nhiêu thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu, và dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ như chính ông lão vừa mới dự trận đánh giặc ấy xong thật... (Kim Lân)
c) Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn". (Nguyễn Thành Long)
Chuyển lời dẫn trực tiếp dưới đây thành lời dẫn gián tiếp:
a) Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:
- Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về. (Nguyễn Dữ)
b) Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cổ thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu". (Nam Cao)
c) Nhà văn Xu-khôm-lin-xki (Sukhomlynsky) đã nói: "Con người sinh ra không phải để tiêu biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác". (Theo Trần Thị Ngọc Luyến)
Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) về chủ đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta, trong đó có dẫn trực tiếp một trong các ý kiến dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
b) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chúng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Vì sao ông lão không rời nơi có chiến sự nguy hiểm đó?
-
A.
Vì ông không đủ sức để đi.
-
B.
Vì ông không biết đi về đâu.
-
C.
Vì ông muốn trông nom các con vật.
-
D.
Vì ông đợi người đến cứu trợ.
Chi tiết “ngày Chủ nhật Phục sinh” có ý nghĩa như thế nào?
-
A.
Là sự mỉa mai của người viết vào chiến dịch tấn công của quân Phát xít trong Nội chiến Tây Ban Nha.
-
B.
Dự báo những bất ổn, hỗn loạn sắp xảy đến.
-
C.
Báo hiệu kết thúc buồn cho câu chuyện.
-
D.
Dự báo sự kết thúc chiến tranh.
Chủ đề nào xuất hiện nhiều lần trong cuộc đối thoại giữa ông lão và nhân vật “tôi”?
-
A.
Việc ông chăm sóc những con vật trong thị trấn.
-
B.
Việc ông chỉ sống một mình.
-
C.
Việc ông rất yêu quê hương của mình.
-
D.
Việc ông lo lắng tình hình chính trị bất ổn.
Vì sao mọi người cần phải rời khỏi thị trấn Xan Các-lốt?
-
A.
Vì máy bay địch sắp tấn công.
-
B.
Vì pháo binh của địch.
-
C.
Vì địch sắp mở đợt tấn công mới bằng đường thủy.
-
D.
Vì để xây dựng căn cứ quân sự ở thị trấn Xan Các-lốt.
Đề tài của truyện ngắn Ông lão trên chiếc cầu là gì?
-
A.
Chiến tranh
-
B.
Hòa bình
-
C.
Tình yêu quê hương đất nước
-
D.
Tình đồng chí, đồng đội
Nhân vật ông lão già được xây dựng dựa trên sự đối lập nào?
-
A.
Đối lập giữa người dân với người lính trực tiếp tham gia chiến tranh.
-
B.
Đối lập giữa sự bình thản của ông lão với tình hình chiến sự hết sức căng thẳng
-
C.
Đối lập giữa cuộc sống giản dị của một người đàn ông có được nhiều niềm vui từ việc chăm sóc động vật với sự phức tạp về mặt chính trị của chiến tranh trên quy mô quốc gia.
-
D.
Đối lập giữa sự ấm áp của tình yêu thương với sự khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh.
Qua lời thoại: “Tôi không quan tâm đến chính trị” thể hiện lập trường nào của ông lão về vấn đề nội chiến?
-
A.
Ông lão phản đối chiến tranh, phản đối phe Phát xít.
-
B.
Ông lão không phản đối Phát xít nhưng căm ghét chiến tranh
-
C.
Ông lão không ủng hộ cũng không phản đối những kẻ Phát xít đang tiến đến.
-
D.
Ông lão ủng hộ phe Phát xít.
Chi tiết mở chuồng chim bồ câu và suy nghĩ “Chắc chắn chúng sẽ bay” có ý nghĩa như thế nào?
-
A.
Sự yêu thương loài vật.
-
B.
Khát vọng được bay cao đến những chân trời bình yên hơn.
-
C.
Sự lo lắng cho con vật ông lão chăm sóc.
-
D.
Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, đó là niềm hi vọng chiến tranh sẽ kết thúc, con người được tự do.
Chi tiết người kể chuyện cho rằng việc thời tiết xấu giúp con mèo và ông lão tạm thoát khỏi cái chết cho thấy điều gì?
-
A.
Người lương thiện sẽ luôn gặp may mắn.
-
B.
Sự chối bỏ trách nhiệm về việc chính con người – kẻ tạo ra chiến tranh mới là thứ kiểm soát việc con người sống hay chết.
-
C.
Tình yêu thương sẽ giúp chúng ta chiến thắng tất cả.
-
D.
Ông lão là một người luôn gặp vận may.
Hê-minh-uê thể hiện sự khủng khiếp của chiến tranh mà không hề miêu tả bất kỳ cuộc đổ máu nào bằng cách nào?
-
A.
Người kể chuyện đã phớt lờ nỗi lo lắng của ông lão.
-
B.
Việc ông lão bỏ lại những con vật mà ông rất quan tâm, lo lắng.
-
C.
Chiến tranh cướp đi sinh mạng một cách tàn nhẫn và vô nghĩa, mạng sống con người dường như không có giá trị, cả ông lão và người kể đều quan tâm đến sự sống còn của người khác nhưng mối quan tâm này là vô ích vì sau cùng người kể chuyện vẫn rời bỏ ông lão.
-
D.
Mọi người phải rời bỏ quê hương, di tản đến nơi khác mà không quan tâm đến số phận của một ông lão già nua.
Hê-minh-uê đã nhận được giải thưởng văn học cao quý nào?
-
A.
Giải Nobel Văn học.
-
B.
Giải Man Booker.
-
C.
Giải Giller.
-
D.
Giải Pulitzer.
Hê-minh-uê là nhà văn người nước nào?
-
A.
Anh
-
B.
Pháp
-
C.
Nga
-
D.
Mỹ
Truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu lấy bối cảnh vào thời điểm nào?
-
A.
Cuộc nội chiến ở Pháp những năm 1935.
-
B.
Cuộc nội chiến Mỹ những năm 1930.
-
C.
Cuộc nội chiến Tây Ban Nha những năm 1930.
-
D.
Cuộc nội chiến Đức những năm 1930.
Chiếc cầu được nhắc đến ở nhan đề Ông lão bên chiếc cầu là địa điểm nào?
-
A.
Là một cây cầu nổi tiếng ở Mỹ.
-
B.
Một cây cầu phà bắc qua sông ở Tây Ban Nha
-
C.
Cây cầu ở thị trấn Xan Các-lốt.
-
D.
Địa danh lịch sử của Tây Ban Nha.
Ai là người kể chuyện?
-
A.
Ông già bảy mươi tuổi.
-
B.
Nhân vật “tôi” – người được cử đi làm nhiệm vụ băng qua cầu, thăm dò đầu cầu bên kia và tìm xem bước tiến của quân địch.
-
C.
Người con của ông lão ngồi trên chiếc cầu.
-
D.
hà văn
Ngoại hình ông lão được miêu tả bằng những chi tiết nào?
-
A.
Mặc bộ đồ tươm tất, gọn gàng, gương mặt sáng sủa, phúc hậu
-
B.
Rách rưới, gầy đen, nhìn tiều tụy, thiếu sức sống.
-
C.
Mặc bộ đồ rất bẩn, đeo đôi kính gọng thép đang ngồi bên lề đường.
-
D.
Mặc bộ đồ rất bẩn, mang theo một chiếc túi nhỏ đang ngồi bên lề đường.