Đề bài

Hãy trình bày ứng dụng sinh phẩm trị bệnh trong việc điều trị bệnh cho động vật thủy sản.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về sinh phẩm trị bệnh

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Đối với thực khuẩn thể: Ứng dụng công nghệ sinh học đã nuôi cấy, phân lập và lựa chọn được các loài thực khuẩn thể đặc hiệu, đối kháng với nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Liệu pháp này đã được thử nghiệm và cho thấy hiệu quả tốt đối với một số bệnh vi khuẩn nguy hiểm trên cá chình, cá cam, cá hồi; bệnh trên tôm và nhuyễn thể. Sinh phẩm chứa thực khuẩn thể có thể được bổ sung qua đường cho ăn, tiêm, ngâm hoặc phun trực tiếp vào hệ thống nuôi.

- Đối với Enzyme kháng khuẩn: Công nghệ sinh học hiện đại đã được ứng dụng để tổng hợp được các enzyme kháng khuẩn phục vụ điều trị bệnh vi khuẩn. Một số loại enzyme kháng khuẩn được sử dụng như enzyme có nguồn gốc từ thực khuẩn thể: endolysins có tác dụng phân huỷ lớp peptidoglycan và polysaccharide depolymerases có tác dụng phân huỷ lớp polysaccharides ở thành tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, còn sử dụng enzyme kháng khuẩn tổng hợp từ vi khuẩn và động vật. Các loại enzyme kháng khuẩn cũng có tính đặc hiệu cao với từng loài vi khuẩn gây bệnh mà không ảnh hưởng đến các loài vi khuẩn có lợi khác.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Công nghệ sinh học đã được ứng dụng thế nào phòng và trị bệnh thủy sản? Nhân bản gene đích của tác nhân gây bệnh bằng kĩ thuật PCR (Hình 25.1) có vai trò như thế nào trong phòng, trị bệnh thủy sản?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Quan sát Hình 25.3, mô tả các bước phát hiện virus gây bệnh đốm trắng trên tôm bằng kĩ thuật PCR.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Sử dụng internet, sách, báo,… để tìm hiểu thêm một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh ở động vật thủy sản.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Quan sát Hình 25.7, mô tả các bước sản xuất chế phẩm Bacillus sp. Phòng, trị bệnh thủy sản.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Sử dụng internet, sách, báo… để tìm hiểu thành phần của chế phẩm vi sinh sử dụng trong phòng, trị bệnh thủy sản ở địa phương em.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Quan sát Hình 25.8, trình bày các bước tạo chế phẩm men tỏi giàu allicin phòng, trị bệnh thủy sản.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trình bày các bước chẩn đoán nhanh bệnh thủy sản bằng kĩ thuật PCR, kit chẩn đoán.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

 Trình bày một số ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng và trị bệnh thủy sản.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đề xuất một số loại thảo dược có thể sử dụng để sản xuất chế phẩm phòng, trị bệnh thủy sản.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Ở địa phương em, người nuôi thủy sản sử dụng những biện pháp gì để phòng và kiểm soát bệnh?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trình bày ứng dụng KIT chuẩn đoán trong chẩn đoán bệnh thủy sản.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nêu ưu và nhược điểm của Phương pháp chẩn đoán bằng KIT nhanh hoặc kĩ thuật PCR.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hãy trình bày ứng dụng của vaccine trong phòng bệnh thủy sản.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Probiotics đã được ứng dụng như thế nào trong việc phòng bệnh cho động vật thủy sản?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hãy trình bày ứng dụng các chất kích thích miễn dịch trong phòng, trị bệnh thủy sản.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hãy nêu sự khác nhau về khả năng phòng bệnh khi sử dụng vaccine, probiotics và chất kích thích miễn dịch.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Hãy trình bày ứng dụng thảo dược trong điều trị bệnh thủy sản.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hãy tìm hiểu một số sản phẩm kháng sinh thảo dược cho động vật thủy sản có trên thị trường.

Xem lời giải >>