Đề bài

Đâu không phải là nguyên nhân khiến phát xít Nhật không đảo chính Pháp ngay từ khi mới vào Đông Dương?

  • A.

    Nhật muốn lợi dụng Pháp để bóc lột nhân dân Đông Dương

     

  • B.

    Nhật muốn dùng Pháp làm bia đỡ đạn cho những mâu thuẫn ở Đông Dương

     

  • C.

    Nhật muốn mượn tay Pháp để đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương

     

  • D.

    Nhật không muốn đụng độ với Mĩ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

Phương pháp giải

Dựa vào tham vọng của Nhật và nội dung thuyết Đại Đông Á để suy luận trả lời.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Tháng 9-1940 Nhật vào Đông Dương. Tuy nhiên phát xít Nhật đã không lật đổ ngay thực dân Pháp mà lại bắt tay với Pháp vì: người Pháp đã xây dựng được ở Đông Dương một bộ máy cai trị hoàn thiện mà Nhật có thể lợi dụng để vơ vét, bóc lột các tiềm lực của Đông Dương và đàn áp các phong trào đấu tranh; đồng thời cũng tránh nguy cơ lộ tham vọng về xây dựng một “khu thịnh vượng chung Đại Đông Á” do Nhật thống trị.

Đáp án D: không phải là nguyên nhân khiến Nhật không đảo chính Pháp ngay từ khi mới vào Việt Nam.

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Để huy động tối đa tiềm lực của Đông Dương cho cuộc chiến tranh đế quốc, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách kinh tế gì?

  • A.

    Kinh tế vĩ mô

  • B.

    Kinh tế chỉ huy

  • C.

    Kinh tế mới

  • D.

    Kinh tế thời chiến

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tháng 9-1940, ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A.

    Phát xít Nhật vào Đông Dương

     

  • B.

    Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

     

  • C.

    Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương

     

  • D.

    Nhật đầu hàng hoàn toàn quân Đồng minh

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Ngày 9-3-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Đông Dương?

  • A.

    Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

     

  • B.

    Chiến tranh Pháp - Nhật bùng nổ

     

  • C.

    Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương

     

  • D.

    Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cuối năm 1944 – đầu năm 1945, Chính sách bóc lột của Pháp - Nhật đã dẫn đến hậu quả gì cho Việt Nam?

  • A.

    Khủng hoảng kinh tế

     

  • B.

    2 triệu người dân Việt Nam chết đói

     

  • C.

    Cách mạng bùng nổ trong cả nước

     

  • D.

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Mục đích của Nhật Bản khi đẩy mạnh tuyên truyền về thuyết Đại Đông Á vào trong nhân dân Đông Dương là

  • A.

    Thúc đẩy quá trình giao lưu, truyền bá văn hóa Nhật Bản - Việt Nam.

     

  • B.

    Để nhân dân Đông Dương hiểu và tích cực hợp tác với quân đội Nhật Bản trong cuộc đấu tranh thủ tiêu nền thống trị của Pháp ở đây

     

  • C.

    Lừa bịp nhân dân Đông Dương và dọn đường cho việc hất cẳng Pháp sau này

     

  • D.

    Nhằm tạo ra một áp lực chính trị - xã hội để buộc Pháp phải phục tùng mọi ý đồ cai trị của Nhật

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nguyên nhân chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?

  • A.

    Quân Pháp ở Đông Dương không đủ khả năng để chống lại Nhật

     

  • B.

    Pháp muốn giữ thế hòa hoãn tạm thời để chờ cơ hội phản công

     

  • C.

    Nước Pháp đã bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Đờ- gôn phải lưu vong

     

  • D.

    Do phe Trục đang chiếm ưu thế trên thế giới

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tại sao khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Pháp lại thi hành chính sách thù địch với với các lực lượng tiến bộ ở thuộc địa?

  • A.

    Để tránh nguy cơ thuộc địa bị rơi vào tay phe Trục

  • B.

    Để ngăn chặn cách mạng nổ ra

  • C.

    Để huy động tối đa tiềm lực của thuộc địa cho chiến tranh

  • D.

    Để tranh nguy cơ bị đồng minh xâm chiếm thuộc địa

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là

  • A.

    Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc

     

  • B.

    Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ

     

  • C.

    Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày

     

  • D.

    Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ năm 1939 đến trước ngày 9-3-1945 với các phong trào cách mạng trước đó là gì?

  • A.

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

  • B.

    Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết

  • C.

    Chống lại nền thống trị của đế quốc phát xít Pháp - Nhật

  • D.

    Có sự liên kết với quốc tế

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11-1939) được triệu tập trong bối cảnh

  • A.

    Phát xít Nhật cấu kết với thực dân Pháp đàn áp và bóc lột nhân dân Đông Dương. 

  • B.

    Thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy.

  • C.

    Phát xít Nhật tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương.

  • D.

    Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần hai.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Kẻ thù của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1939 - 1945 là

  • A.

    đế quốc, phát xít.

  • B.

    thực dân, phong kiến.

  • C.

    phát xít Nhật, tay sai.

  • D.

    phản động thuộc địa và tay sai.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945?

  • A.
    Nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập.
  • B.
    Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo
  • C.
    Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
  • D.
    Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 304

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong thời kì 1939-1945?

  • A.
    Quân Đồng minh chiến thắng phe phát xít.
  • B.
    Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  • C.
    Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
  • D.
    Nước Cộng hòa Ấn Độ thành lập.
Xem lời giải >>
Bài 14 :

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong thời kì 1939-1945?

  • A.

    Phát xít Đức đầu hàng phe Đồng minh.

  • B.

    Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

  • C.
    Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
  • D.
    Nước Cộng hòa Ấn Độ thành lập.
Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 303

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong thời kì 1939-1945?

  • A.
    Nước Cộng hòa Ấn Độ thành lập
  • B.
    Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
  • C.
    Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  • D.
    Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 303

Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào cách mạng vì một trong những lí do nào sau đây?

  • A.

    Bước đầu thành lập được các hội Cứu quốc ở một số địa phương.

  • B.

    Trực tiếp ngăn chặn quân phiệt Nhật Bản tiến vào Đông Dương.

  • C.

    Có sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

  • D.

    Thực hiện mục tiêu trước mắt để hướng tới mục tiêu chiến lược.

Xem lời giải >>