Năm 1973 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì trong quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam?
-
A.
Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam
-
B.
Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam kháng chiến chống Mĩ
-
C.
Thủ tướng Nhật Bản sang thăm Việt Nam
-
D.
Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Ngày 21-9-1973 Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản sau khi bước ra khỏi cuộc chiến?
-
A.
Tàn phá nặng nề đất nước
-
B.
Giúp Nhật Bản giàu lên nhanh chóng
-
C.
Mang lại cho Nhật Bản nhiều thuộc địa
-
D.
Nhật Bản bị quân đội nước ngoài xâm chiếm
Để đẩy nhanh sự phát triển “thần kì” Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào dưới đây?
-
A.
Đầu tư ra nước ngoài.
-
B.
Mua các bằng phát minh, sáng chế.
-
C.
Giáo dục và khoa học - kĩ thuật.
-
D.
Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực ra sao để tương ứng với vị trí siêu cường kinh tế?
-
A.
Nỗ lực trở thành một cường quốc chính trị
-
B.
Vươn lên trở thành một cường quốc quân sự
-
C.
Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc
-
D.
Đẩy mạnh chính sách ngoại giao và viện trợ cho các nước
Từ năm 1960 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?
-
A.
Phát triển nhanh
-
B.
Phát triển “thần kì”
-
C.
Phát triển không ổn định
-
D.
Khủng hoảng
Khoa học- kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất nào?
-
A.
Công nghiệp quốc phòng
-
B.
Công nghiệp phần mềm
-
C.
Ứng dụng dân dụng
-
D.
Năng lượng tái tạo
Năm 1956 đã diễn ra hai sự kiện quan trọng nào trong hoạt động đối ngoại của Nhật Bản?
-
A.
Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc
-
B.
Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và gia nhập Liên hợp quốc
-
C.
Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
-
D.
Gia nhập Liên hợp quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Cuộc cải cách nào không được thực hiện ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952?
-
A.
Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.
-
B.
Cải cách ruộng đất.
-
C.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
-
D.
Dân chủ hóa lao động.
Đâu không phải là ý nghĩa của cải cách dân chủ mà Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952?
-
A.
Dân chủ hóa đời sống kinh tế chính trị Nhật Bản
-
B.
Tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại.
-
C.
Khôi phục nền kinh tế đạt mức trước chiến tranh
-
D.
Tạo điều kiện để kinh tế Nhật Bản phát triển ở giai đoạn sau
Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1954-1975) có tác động như thế nào đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Là cơ hội để làm giàu của Nhật Bản
-
B.
Buộc Nhật Bản phải cắt giảm ngân sách kinh tế để dành cho quốc phòng
-
C.
Thu hẹp thị trường truyền thống của Nhật Bản
-
D.
Mối quan hệ của Nhật với Mĩ có sự rạn nứt nhất định
Tại sao chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản lại thấp (không vượt quá 1% GDP)?
-
A.
Do Nhật Bản không được phát triển lực lượng quân đội thường trực
-
B.
Do Nhật Bản đã cam kết từ bỏ chiến tranh
-
C.
Do Nhật Bản nhận được sự bảo hộ hạt nhân từ Mĩ
-
D.
Do tình hình khu vực Đông Bắc Á ổn định
Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX là
-
A.
Đa dạng hóa, đa phương hóa
-
B.
Toàn cầu hóa
-
C.
Liên minh chặt chẽ với Mĩ
-
D.
Xu hướng hướng về châu Á
Đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000 là
-
A.
Phát triển thần kì
-
B.
Khủng hoảng
-
C.
Phát triển chậm lại
-
D.
Phát triển xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái
Ý nào sau đây là thách thức nội tại của Nhật Bản đối với sự phát triển công nghiệp trong giai đoạn 1952-1973?
-
A.
Phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu
-
B.
Sự tàn phá của thiên tai
-
C.
Sự cạnh tranh của Mĩ, Tây Âu
-
D.
Thiếu thị trường
Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
-
A.
Mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu.
-
B.
Tăng cường hợp tác với các nước châu Âu.
-
C.
Tăng cường hợp tác với các nước châu Á.
-
D.
Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Tình hình kinh tế- xã hội của Tây Âu và Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?
-
A.
Kiệt quệ, khủng hoảng
-
B.
Phát triển không ổn định
-
C.
Chậm phát triển
-
D.
Phát triển nhanh
Nguyên nhân chủ yếu quyết định sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
-
A.
Áp dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất
-
B.
Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước
-
C.
Vai trò của nhân tố con người
-
D.
Chi phí cho quốc phòng ít
Việc đầu tư để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là
-
A.
Mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ.
-
B.
Đầu tư cho giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu.
-
C.
Đầu tư chi phí cho nghiên cứu khoa học.
-
D.
Khuyến khích các nhà khoa học trên thế giới sang Nhật làm việc
Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX?
-
A.
Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
-
B.
Để khôi phục lại các thị trường truyền thống
-
C.
Để tranh thủ khoảng trống quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực
-
D.
Để thoát dần sự lệ thuộc của Mĩ
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952 là
-
A.
Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao
-
B.
Liên minh chặt chẽ với Mĩ
-
C.
Quay trở lại xâm lược các thuộc địa cũ
-
D.
Thù địch với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Tại sao năm 1951, Mĩ lại kí với Nhật Bản “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”?
-
A.
Để duy trì hòa bình an ninh ở châu Á
-
B.
Biến Nhật Bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ ở châu Á
-
C.
Hình thành một liên minh Mĩ - Nhật chống lại các nước Xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc vùng Viễn đông
-
D.
Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật