Đề bài

Nhóm các quốc gia nào sáng lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” năm 1951?

  • A.

    Pháp- Anh- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan

     

  • B.

    Pháp- Anh- CHLB Đức- Bồ Đào Nha- Italia- Hà Lan

     

  • C.

    Pháp- Lúcxămbua- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan

     

  • D.

    Anh- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan- Hi Lạp

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu (Pháp- Lúcxămbua- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan) đã thành lập “Cộng đồng than- thép châu Âu” nhằm phối hợp đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?

  • A.

    Liên minh châu Âu (EU)

     

  • B.

    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

     

  • C.

    Liên hợp quốc

     

  • D.

    Cộng đồng châu Âu (EC)

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?

  • A.

    Hiệp ước Rôma

     

  • B.

    Hiệp ước Maxtrích

     

  • C.

    Định ước Henxinki

     

  • D.

    Hiệp ước Lisbon

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tháng 6-1979 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì của Liên minh châu Âu (EU)?

  • A.

    Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên

     

  • B.

    Đồng tiền chung châu Âu được phát hành

     

  • C.

    Liên minh châu Âu (EU) ra đời

     

  • D.

    Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Sự gia nhập Liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các nước thành viên tham gia?

  • A.

    Mở rộng thị trường

     

  • B.

    Tranh thủ được nguồn vốn, nhân lực, khoa học- kĩ thuật…

     

  • C.

    Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn

     

  • D.

    Sự hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế- chính trị cùng phát triển

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Sự kiện nào đánh dấu Liên minh châu Âu (EU) đã có sự thống nhất về kinh tế, thị trường?

  • A.

    Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu (6-1979)

     

  • B.

    7 nước châu Âu hủy bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nước (1995)

     

  • C.

    Đồng tiền chung châu Âu chính thức được đưa vào sử dụng (2002)

     

  • D.

    Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU) có tác động như thế nào đến xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?

  • A.

    Góp phần vào sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta

     

  • B.

    Thúc đẩy các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế

     

  • C.

    Thúc đẩy sự hình thành trật tự thế giới đa cực

     

  • D.

    Củng cố nền hòa bình an ninh thế giới

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

  • A.

    Để giải quyết những mâu thuẫn bất đồng từ trước

     

  • B.

    Để cùng nhau phát triển kinh tế

     

  • C.

    Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ

     

  • D.

    Để khôi phục lại địa vị kinh tế- chính trị và giải quyết những vấn đề bất đồng

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cơ sở nào đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

  • A.

    Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị

     

  • B.

    Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật

     

  • C.

    Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật

     

  • D.

    Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Điểm giống nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

  • A.

    Xuất phát điểm

  • B.

    Mức độ liên kết

  • C.

    Nguyên tắc hội nhập

  • D.

    Quy mô

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đâu không phải là điểm giống nhau trong bối cảnh thành lập của Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

  • A.

    Đều xuất phát từ nhu cầu phát triển của bản thân

  • B.

    Đều muốn xóa bỏ những bất đồng trong khu vực

  • C.

    Đều nhằm mục đích hợp tác phát triển kinh tế.

  • D.

    Đều muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh châu Âu (EU)?

  • A.

    Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp

     

  • B.

    Anh rời khỏi EU

     

  • C.

    Khủng hoảng nợ công ở châu Âu

     

  • D.

    Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu đẩy mạnh liên kết nhằm

  • A.

    Cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

  • B.

    Thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

  • C.

    Thành lập Nhà nước chung châu Âu.

  • D.

    Khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân ra đời của Liên minh châu Âu EU?

  • A.

    Nhu cầu liên kết hợp tác để cùng nhau phát triển.

  • B.

    Hợp tác liên kết nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ.

  • C.

    Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa.

  • D.

    Liên kết với nhau để trở thành trung tâm đối trọng với các nước xã hội chủ nghĩa.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Điểm khác biệt nổi bật nhất của Liên minh châu Âu (EU) với các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới là

  • A.

    Đề ra những nguyên tắc căn bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.

  • B.

    Có quá trình “nhất thể hóa” cao độ về chính trị, kinh tế, tài chính.

  • C.

    Chỉ những nước công nghiệp phát triển (G20) mới được kết nạp.

  • D.

    Kết nạp rộng rãi các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nói "Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh" vì:

  • A.

    Số lượng thành viên nhiều

  • B.

    Chiếm 1/4 năng lực sản xuất của toàn thế giới

  • C.

    Quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới

  • D.

    Kết nạp tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hiện nay, các nước tư bản Tây Âu đã thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?

  • A.

    Thi hành chính sách ngoại giao khôn khéo trên cơ sở đảm bảo được nhiều quyền lợi nhất trong các vấn đề quốc tế.

  • B.

    Vẫn thi hành chính sách đồng minh tin cậy của Mĩ nhất là trong các vấn đề gây chiến tại các khu vực trên thế giới.

  • C.

    Cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ và tích cực đấu tranh cho hòa bình an ninh trên toàn thế giới, mở rộng mối quan hệ hợp tác.

  • D.

    Hòa bình và trung lập tích cực.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301

Một trong những tổ chức của các nước Tây Âu được thành lập trong nửa sau thế kỉ XX là

  • A.
    Ngân hàng Thế giới (WB).
  • B.
    Cộng đồng châu Âu (EC)
  • C.
    Đại hội dân tộc Phi (ANC).
  • D.
    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Xem lời giải >>