Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cản vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)


Câu 1

Đoạn trích trên cho thấy Vũ Nương là người như thế nào?

  • A.
    Nhân hậu
  • B.
    Tự trọng
  • C.
    Giàu tình nghĩa
  • D.
    Cứng rắn

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên cho thấy Vũ Nương là người giàu tình nghĩa.


Câu 2

Hình ảnh "ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam" có ý nghĩa chỉ điều gì?

  • A.
    Sự trung thực
  • B.
    Lòng tự trọng
  • C.
    Sự biết ơn
  • D.
    Ân nghĩa, thủy chung

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

- Ngựa Hồ là ngựa ở nước Hồ,  ở về phương bắc nước Tàu. Ngựa Hồ tuy về Trung Quốc, là nơi tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ tê lạnh, mỗi độ đông về. Vì thế khi có gió bấc là gió phương bắc thổi đến, tuyết rơi lả tả nơi đất Trung nguyên thì ngựa cất tiếng hí lên thê thảm tỏ lòng nhớ cố quốc.

- Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt, thuộc phía nam nước Tàu.  Muốn làm ổ, chúng chọn cành cây chĩa về phương Nam, tức là phương của quê nhà mà chim sinh trưởng

=>Như vậy, hình ảnh "ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam" có nghĩa là không quên nơi quê hương cố quốc dù ở nơi đất khách quê người.


Câu 3

Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau: “Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cản vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

  • A.
    Phép nối, phép thế
  • B.
    Phép lặp, phép nối
  • C.
    Phép thế, phép lặp
  • D.
    Phép liên tưởng, phép lặp

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Các phép liên kết:

- Phép nối: “vả chăng”.

- Phép thế: “ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam” – “nỗi ấy”.


Câu 4

Từ “tiên nhân” trong đoạn văn trên chỉ ai?

  • A.
    Vũ Nương
  • B.
    Ông cha tổ tiên
  • C.
    Trương Sinh
  • D.
    Đáp án B và C

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Từ “tiên nhân”:

- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.


Câu 5

Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

  • A.
    Vũ Nương về trần gian giải oan và gặp Phan Lang
  • B.
    Vũ Nương trầm mình tự vẫn
  • C.
    Trương Sinh từ biệt vợ đi lính
  • D.

    Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương ở dưới thủy cung

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương ở dưới thủy cung.