Đề bài

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 1 đến 3

Ổ sinh thái là không gian sinh thái, bao gồm tất cả các giới hạn về các nhân tố sinh thái mà ở đó, đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển theo thời gian. Người ta phân biệt ổ sinh thái và nơi ở: Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài; còn nơi ở là nơi cư trú của loài. Trong một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau, do đó sẽ có nhiều loài khác nhau cùng chung sống.

Các loài sống chung trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái trùng nhau một phần.

Ví dụ ổ sinh thái của 2 loài A và B được mô tả ở 2 thời điểm khác nhau

Câu 1

Mối quan hệ giữa 2 loài A và B là

    A.
    Ức chế - cảm nhiễm
    B.
    Cạnh tranh
    C.
    Vật ăn thịt – con mồi
    D.
    Cộng sinh

Đáp án: B

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Loài A và loài B có sự trùng lặp về ổ sinh thái.

Hai loài có cùng nhu cầu về thức ăn, nơi ở, ánh sáng… sẽ có mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

 

Xem thêm các câu hỏi cùng đoạn
Câu 2

Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai?

    A.
    Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh với nhau.
    B.
    Cùng một nơi ở thường chỉ có một ổ sinh thái.
    C.
    Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên ổ sinh thái về dinh dưỡng của loài đó.
    D.
    Cùng một nơi ở, hai loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt.

Đáp án: B

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Phát biểu sai về ổ sinh thái là B, cùng một nơi ở có nhiều ổ sinh thái khác nhau.

 


Câu 3

Nếu ổ sinh thái của 2 loài trùng nhau càng nhiều thì

    A.
    Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng
    B.
    Hỗ trợ nhau tốt hơn chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
    C.
    Mức độ cạnh tranh càng gay gắt
    D.
    Hai loài này sẽ tiến hóa thành 1 loài

Đáp án: C

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nếu ổ sinh thái của 2 loài trùng nhau càng nhiều thì mức độ cạnh tranh giữa 2 loài càng khốc liệt, dẫn tới cạnh tranh loại trừ, tức là loài thua cuộc sẽ bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác.

 


Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?

  • A.

    Quần thể.

  • B.

    Quần xã.

  • C.

    Hệ sinh thái.

  • D.

    Cá thể.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho các phát biểu sau về cấu trúc của hệ sinh thái:

(1) Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm động vật tiêu thụ.

(2) Một số thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

(3) Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.

(4) Tất cả các loài sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

Số phát biểu sai là:

  • A.

    2

  • B.

    4

  • C.

    3

  • D.

    1

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Xét các sinh vật sau:

1. Nấm rơm. 2. Nấm linh chi. 3. Vi khuẩn hoại sinh.

4. Rêu bám trên cây. 5. Dương xỉ. 6. Vi khuẩn lam.

Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất?

  • A.

    5

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    3

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hệ sinh thái nhân tạo

  • A.

    Không được con người bổ sung thêm nguồn năng lượng và vật chất.

  • B.

    Không trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.

  • C.

    Có thành phần loài ít, có năng suất sinh học cao.

  • D.

    Có năng suất sinh học thấp hơn nhiều so với hệ sinh thái tự nhiên.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ở Việt Nam có nhiều hệ sinh thái. Hai học sinh đã tranh luận về một số hệ sinh thái và rút ra một số nhận định:

1. Có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

2. Có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

3. Có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

4. Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên.

Có mấy đặc điểm không phải là đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp?

  • A.

    1

  • B.

    4

  • C.

    3

  • D.

    2

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Số đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp là :

(1) Nguồn năng lượng được cung cấp gồm : điện, than, dầu mỏ, thực phẩm….

(2) Toàn bộ vật chất đều được tái sinh

(3) Ngoài năng lượng mặt trời còn bổ sung thêm nguồn vật chất khác như : phân bón, thuốc trừ sâu…

(4) Phần lớn sản phẩm được đưa ra khỏi hệ sinh thái để phục vụ con người

(5) Phần lớn sản phẩm được chôn lấp hoặc chuyển sang hệ sinh thái khác

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    1

  • D.

    2

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.

(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.

(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.

(5) Bảo vệ các loài thiên địch.

(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.

  • A.

    (1), (2), (3), (4).

  • B.

    (2), (3), (4), (6).

  • C.

    (2), (4), (5), (6).

  • D.

    (1), (3), (4), (5).

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái, cần tập trung vào bao nhiêu hoạt động sau đây?

(1). Bón phân, tưới nước, diệt cỏ đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.

(2). Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.

(3). Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý.

(4). Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.

  • A.
    2
  • B.
    1
  • C.
    3
  • D.
    4
Xem lời giải >>