Đề bài

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…”

(Trích "Cần kiệm liêm chính", Hồ Chí Minh, tháng 6-1949)


Câu 1

Đoạn văn trên được viết theo phong các ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách sinh hoạt

  • B.

    Phong cách nghệ thuật

  • C.

    Phong cách chính luận   

  • D.

    Phong cách khoa học

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ chính luận


Câu 2

Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào?

  • A.

    Giải thích, bác bỏ, phân tích, so sánh

  • B.

    Chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích

  • C.

    Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận   

  • D.

    Bình luận, giải thích, chứng minh, phân tích

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

+ Giải thích: “Tự kiêu, tự đại là khờ dại”.

+ Bác bỏ: “Chớ tự kiêu, tự đại”.

+ Phân tích: các câu tiếp theo.

+ So sánh: “Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…”


Câu 3

Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng. 

  • A.

    Nhân hóa – làm hình tượng trở nên sinh động       

  • B.

    Câu hỏi tu từ - bộc lộ cảm xúc của tác giả

  • C.

    Điệp từ - nhấn mạnh thái độ của tác giả trong đoạn trích

  • D.

    Nói quá – làm hình tượng trở nên sinh động hơn

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp tu từ điệp từ: tự kiêu, tạ đại, hơn mình, thì.

- Tác dụng: Sử dụng phép điệp từ có tác dụng làm cho lời thơ giàu giá trị biểu đạt, có nhịp điệu; qua đó tác giả nhằm thể hiện sự phản bác của mình về kiểu người tự kiêu, tự đại.


Câu 4

Giải thích ý kiến “Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ”. 

  • A.

    Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái giống nòi.

  • B.

    Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái bản thân.

  • C.

    Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước.

  • D.

    Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

“Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ”: ý kiến nêu lên tác hại của việc tự kiêu, tự đại. “Thoái bộ” ở đây nghĩa là suy thoái, thụt lùi. Một người tự kiêu, tự đại sẽ không học hỏi được những điều hay, không tiếp thu được những kiến thức mới mà chỉ bị thụt lùi về phía sau và không phát triển bản thân lên được.


Câu 5

Đoạn trích trên khiến ta liên tưởng tới văn bản ngụ ngôn nào đã học?

  • A.

    Đeo nhạc cho mèo

  • B.

    Thầy bói xem voi

  • C.

    Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

  • D.

    Ếch ngồi đáy giếng

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản ngụ ngôn

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên phê phán tính tự kiêu, tự đại, giống với văn bản Ếch ngồi đáy giếng.