Cho mạch điện gồm \({R_1}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} nt{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {{R_2}//{R_D}} \right)\), \({U_{AB}} = 12V,{R_1} = 3\Omega ,{R_2} = 6\Omega \) , đèn Đ có điện trở \({R_D} = 6\Omega .\)
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Đóng khóa K, xác định số chỉ ampe kế và độ sáng của đèn Đ. Biết hiệu điện thế ghi trên bóng đèn là 6V .
c) Tháo bỏ điện trở \({R_2}\) khỏi mạch điện, hãy cho biết khi đó số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn Đ thay đổi như thế nào?
-
A.
a) \(6\Omega \)
b) 1,5A; Đèn sáng bình thường.
c) 1,2A; Đèn sáng mạnh hơn.
-
B.
a) \(6\Omega \)
b) 2A; Sáng bình thường.
c) \(\frac{4}{3}A\); Đèn sáng tối hơn.
-
C.
a) \(6\Omega \)
b) 2A; Sáng bình thường.
c) \(\frac{4}{3}A\); Đèn sáng mạnh hơn.
-
D.
a) \(6\Omega \)
b) 1,5A; Đèn sáng tối thường.
c) 1,2A; Đèn sáng tối hơn.
a)
+ Điện trở tương đương của đoạn mạch có các điện trở mắc song song: \(\dfrac{1}{{{R_{ss}}}} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)
+ Điện trở tương đương của đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp: \({R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\)
b)
+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)
+ So sánh hiệu điện thế định mức của đèn và hiệu điện thế qua đèn
c)
+ Điện trở tương đương của đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp: \({R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\)
+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)
+ So sánh hiệu điện thế định mức của đèn và hiệu điện thế qua đèn
a)
Mạch AB của ta gồm \({R_1}\,nt\,\left( {{R_2}//{R_D}} \right)\)
Ta có: \({R_{2D}} = \dfrac{{{R_2}{R_D}}}{{{R_2} + {R_D}}} = \dfrac{{6.6}}{{6 + 6}} = 3\Omega \)
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB:
\(R = {R_1} + {R_{2D}} = 3 + 3 = 6\Omega \)
b)
+ Cường độ dòng điện của mạch: \(I = \dfrac{{{U_{AB}}}}{R} = \dfrac{{12}}{6} = 2A\)
Số chỉ của ampe kế chính là cường độ dòng điện trong mạch 2A
+ Hiệu điện thế \({U_{2D}} = {U_2} = {\rm{ }}{U_D}\)
Ta có: \({U_{2D}} = I.{R_{2D}} = 2.3 = 6V \Rightarrow {U_D} = 6V\)
Nhận thấy \({U_D} = {U_{dm}} = 6V \Rightarrow \) Đèn sáng bình thường
c)
Khi tháo bỏ \({R_2}\), mạch của ta gồm \({R_1}\,nt\,{R_D}\)
Cường độ dòng điện qua mạch lúc này:
\(I' = \dfrac{{{U_{AB}}}}{{R'}} = \dfrac{{{U_{AB}}}}{{{R_1} + {R_D}}} = \dfrac{{12}}{{3 + 6}} = \dfrac{4}{3}A\)
+ Hiệu điện thế qua đèn khi đó:
\({U_D} = I'.{R_D} = \dfrac{4}{3}6 = 8V > {U_{dm}}\)
\( \Rightarrow \) Đèn sáng mạnh dễ cháy.
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Điện trở tương đương của đoạn mạch \(AB\) có sơ đồ như trên hình vẽ là \(R_{AB} = 10\Omega ,\) trong đó các điện trở \(R_{1} = 7\Omega ;\,R_2 = 12\Omega .\) Hỏi điện trở \(R_x\) có giá trị nào dưới đây?
Cho sơ đồ mạch điện như ở hình vẽ. Chỉ có đèn Đ1, Đ2 sáng trong trường hợp nào
Một vôn kế có điện trở 150 Ω chỉ chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất bằng 25 mA. Nếu hiệu điện thế giữa hai cực của một ác quy là 3 V thì có thể mắc trực tiếp ác quy đó vào vôn kế được không?
Bạn Lan dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện. Kết quả thu được là 3,25 vôn. Lan đã dùng vôn kế có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220V. Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế sau đây, hỏi trường hợp nào dây tóc của bóng đèn bị đứt?
Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai ?
Một bóng đèn loại \(220V-100W\) và một bếp điện loại \(220V-1000W\) được sử dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 5 giờ, bếp sử dụng 2 giờ. Giá \(1KWh\) điện 2.000 đồng. Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong 30 ngày?
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình vẽ là \({R_{AB}}\; = 10\Omega \), trong đó các điện trở \({R_1}\; = 7\Omega {\rm{ }};{R_2}\; = 12\Omega \). Hỏi điện trở \({R_x}\) có giá trị nào dưới đây?
Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được hiệu điện thế định mức 6V. Phải mắc ba bóng đèn theo kiểu nào vào hai điểm có hiệu điện thế 18V để chúng sáng bình thường?
Hai điện trở \({R_1}\; = 5\Omega \) và \({R_2}\; = 10\Omega \) mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở \({R_1}\) là \(4A\). Thông tin nào SAI.