Đọc văn bản dưới đây và thưc hiện các yêu cầu:
“Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.”
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn 3-6.2014)
Đọc văn bản dưới đây và thưc hiện các yêu cầu:
“Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.”
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn 3-6.2014)
Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên:
-
A.
Nghệ thuật
-
B.
Sinh hoạt
-
C.
Báo chí
-
D.
Chính luận
Đáp án: B
Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học
Phong cách ngôn ngữ chính: sinh hoạt.
Thành ngữ được sử dụng trong câu: Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi.
-
A.
Một nắng hai sương
-
B.
Người nông dân
-
C.
Chan chứa mồ hôi
-
D.
Làm ra hạt thóc
Đáp án: A
Dựa vào thành ngữ Việt Nam
Thành ngữ: Một nắng hai sương
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn dưới: Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
-
A.
So sánh
-
B.
Điệp cú pháp
-
C.
Liệt kê
-
D.
Nhân hóa
Đáp án: B
Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học
- Biện pháp nghệ thuật điệp cú pháp: Cô không phải….nhưng…
- Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò, công lao của người giáo viên.
Nội dung chính của văn bản trên:
-
A.
Sự kính trọng, lòng biết ơn của người học sinh đối với người thầy của mình.
-
B.
Quãng thời gian học sinh là quãng thời gian tươi đẹp nhất của mỗi người.
-
C.
Mỗi người học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước
-
D.
Vai trò của nhà trường trong xã hội
Đáp án: A
Dựa vào nội dung văn bản
Nội dung chính của văn bản trên: Sự kính trọng, lòng biết ơn của người học sinh đối với người thầy của mình.