Đề bài

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
      Ở Nhật Bản, khi một cái bát bị nứt vỡ, họ dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật mới. Người Nhật tin rằng, khi một thứ gì đó từng bị tổn thương và mang trong mình một lịch sử, nó sẽ đẹp hơn. Vì thế, thay vì vứt một cái bát vỡ đi, họ sẽ gắn lại những mảnh vỡ bằng vàng. Thay vì tìm cách che dấu đi những vết nứt vỡ, họ dùng vàng để làm chúng nổi bật lên như một cách để ca tụng và biến chúng thành điểm nhấn của cả chiếc bát. Con người cũng vậy. Tất cả những khó khăn, thương tổn bạn đã hoặc đang phải trải qua không làm cho bạn xấu xí hơn. Bạn có quyền lựa chọn để sơn lên những thương tổn ấy của mình một lớp vàng. Bạn hoàn toàn có thể vực mình dậy và rút ra bài học từ những vấp váp ấy để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết sẹo từ những tổn thương của mình và nói rằng: “Hãy nhìn những gì tôi đã trải qua. Nhờ chúng mà tôi trở thành tôi của ngày hôm nay. Giờ không có gì là tôi không thể vượt qua.” Không ai có một cuộc đời hoàn hảo. Nhưng ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của cuộc đời mình.
(Nguồn https://kenhphunu.com/danh-cho-ai-da-tung-do-vo.html)


Câu 1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên:

  • A.
    Nghị luận
  • B.
    Tự sự
  • C.
    Miêu tả
  • D.
    Thuyết minh

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận


Câu 2

Người Nhật Bản đã làm gì khi một cái bát bị nứt vỡ?

  • A.

    dùng keo gắn lại những mảnh vỡ

  • B.
    dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ
  • C.
    bỏ những mảnh vỡ để lát nền
  • D.

    cất những mảnh vở vào chậu cây

Đáp án: B

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Ở Nhật Bản, khi một cái bát bị nứt vỡ, họ dùng vàng gắn lại những mảnh vỡ để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật mới.


Câu 3

Câu văn “Ai cũng có thể lựa chọn để sơn vàng lên những mảnh vỡ của cuộc đời mình” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.
    Ẩn dụ
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    So sánh

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: “sơn vàng”; “mảnh vỡ” ẩn dụ cho cách con người khắc phục những thiếu xót, khiếm khuyết của bản thân mình.


Câu 4

Bài học rút ra từ văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Sống là chính mình, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
  • B.
    Biến những thiếu xót, khiếm khuyết của bản thân thành sức mạnh
  • C.
    Nếu không cố gắng vươn lên, chúng ta chỉ là những kẻ thất bại
  • D.
    Vượt qua những khó khăn, thiếu xót của bản thân để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Bài học rút ra từ văn bản trên:

- Sống là chính mình, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu

- Biến những thiếu xót, khiếm khuyết của bản thân thành sức mạnh

- Vượt qua những khó khăn, thiếu xót của bản thân để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình