Đề bài

Xác định các biện pháp tu từ có trong câu thơ sau?

       Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

       Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

  • A.

    so sánh, nhân hóa

  • B.

    nhân hóa, điệp ngữ

  • C.

    so sánh, điệp ngữ, nói giảm nói tránh

  • D.

    so sánh, điệp ngữ

Phương pháp giải

Em xem lại lí thuyết về các biện pháp tu từ.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên đó là:

- so sánh: so sánh cảnh khuya như đang vẽ người chưa ngủ

- điệp ngữ vòng tròn: chưa ngủ

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đọc đoạn thơ sau:

“Gió bấc trở về tim bỗng lạnh

Ngoài kia mây nước khóc gì nhau?

Bỗng thương, bỗng nhớ từ đâu lại

Hồn lắng nghe im khúc nhạc sầu”.

(Quang Dũng, Trở rét)

Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đọc bài ca dao sau:

“Một trăm thứ than, than thân là than không ai quạt.

Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua.”

(Ca dao)

“Than” và “bạc” ở câu trên được sử dụng biện pháp tu từ gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Đọc câu thơ sau và cho biết biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

(Quê hương – Tế Hanh)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Xác định kiểu điệp ngữ trong bài ca dao sau:

Con kiến mà leo cành đa

 Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.

Con kiến mà leo cành đào

 Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.

(Ca dao)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?

“Gác kinh viện sách đôi nơi

Trong gang tấc lại gấp mười quan san.”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Xác định những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau?

            “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

               Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

              Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

              Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

(Tế Hanh – Quê Hương)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau:

a) Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

b) Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan.

c) Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đoạn thơ nào sử dụng phép ẩn dụ?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Xác định các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong đoạn văn sau?

 “ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đó kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đó mang lại cho chúng cứng cỏi sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”                    

(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Xác định các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong đoạn văn sau?

 “ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đó kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đó mang lại cho chúng cứng cỏi sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”                    

(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu sau?

              “Sấm cũng bớt bất ngờ

              Trên hàng cây đứng tuổi.”

(Sang Thu – Hữu Thỉnh)

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đoạn thơ sau sử dụng phép tu từ gì?

"Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai".

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:

            "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

            Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.”

(Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong các câu thơ sau, câu thơ nào không sử dụng phép tu từ hoán dụ:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đoạn thơ sau sử dụng kiểu điệp ngữ gì?

         “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

           Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

           Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

           Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn sau?

       Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.

(Nguyễn Tuân - Cô Tô, Ngữ văn 6, tập hai, trang 89, NXB Giáo dục, 2004)

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Những câu sau, câu nào không sử dụng biện pháp nói quá?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Câu ca dao sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

"Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho".

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Trong các câu sau, câu nào không sử dụng biện pháp chơi chữ?

Xem lời giải >>