Đề bài

Nội dung nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: Phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1925 phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A.
     Cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra với quy mô lớn.
  • B.
    Bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác.
  • C.
    Đấu tranh từ mục tiêu kinh tế đến mục tiêu chính trị.
  • D.
    Đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất.
Phương pháp giải

Phân tích, đánh giá.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vì:

- Những cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra với quy mô lớn từ Bắc chí Nam như:

+ Cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.

+ Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, … đã nổ ra.

+ Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn (8/1925).

- Mục đích đấu tranh: từ mục tiêu kinh tế (nghỉ ngày chủ nhật có trả lương) cho đến mục đích chính trị (ngăn cản tàu chiến Pháp mang quân sang đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc).

=> Cho thấy ý thức giai cấp của phong trào công nhân đang phát triển nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ bước phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đảng Lập Hiến là tổ chức chính trị của giai cấp nào?

 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Năm 1922, công nhân viên chức ở các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi quyền lợi gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Sự kiện nào dưới đây không tác động đến phong trào đấu tranh ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 giai cấp tư sản Việt Nam có thái độ chính trị như thế nào?

 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?

 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Ý nào sau đây không thuộc điểm tích cực của phong trào dân tộc dân chủ công khai Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản trong những năm 1919-1925 mang tính chất

 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nguyên nhân chính nào dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cuộc đấu tranh nào của tầng lớp tiểu tư sản trí thức được ví “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?

 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Điểm khác biệt cơ bản của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX so với phong trào đấu tranh sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Sự kiện nổi bật nhất trong phong trào yêu nước dân chủ công khai của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức (1919-1925) là

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Phong trào dân tộc, dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam thất bại chủ yếu do nguyên nhân nào dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trần Dân Tiên ví “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” cho sự kiện nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tham gia lãnh đạo công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công (8-1925) là:

 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Điểm vượt trội trong hoạt động của tiểu tư sản trí thức so với tư sản dân tộc ở nước ta trong những năm 1919 - 1925 là

Xem lời giải >>