Một tủ lạnh có trọng lượng 890N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không?
-
A.
890N; Có thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ.
-
B.
890N; Không thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ.
-
C.
453,9N; Không thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ.
-
D.
453,9N; Có thể làm tủ lạnh dịch chuyển từ trạng thái nghỉ.
- Hệ thức định luật II Niuton: \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \)
- Định luật I Niu - tơn: Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
- Lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
Áp dụng định luật II Niu - tơn ta có: \(\overrightarrow {{F_d}} + \overrightarrow {{F_{ms}}} = m.\overrightarrow a \)
Tủ lạnh chuyển động thẳng đều trên sàn nhà nên: \(\overrightarrow a = 0 \Rightarrow \overrightarrow {{F_d}} + \overrightarrow {{F_{ms}}} = 0\,\,\,\left( * \right)\)
Chiếu (*) lên phương chuyển động ta được:
\({F_d} - {F_{ms}} = 0 \Rightarrow {F_d} = {F_{ms}} = \mu N = \mu P = 0,51.890 = 453,9N\)
- Với giá trị của lực đẩy này, ta không thể làm tủ lạnh chuyển động được từ trạng thái nghỉ vì hợp lực tác dụng lên vật bằng 0, vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Chọn phát biểu đúng?
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:
Chọn phát biểu đúng.
Lực ma sát trượt xuất hiện:
Chọn phát biểu sai?
Chọn phát biểu đúng.
Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng:
Lực ma sát trượt
Một vật có trọng lượng \(N\) trượt trên một mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là \(\mu \). Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là:
Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là:
Khi một vật lăn trên mặt một vật khác:
Chọn phương án sai.
Chiều của lực ma sát nghỉ:
Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì:
Một toa tàu có khối lượng \(80\) tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang \(F = {6.10^4}N\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là:
Một xe tải có khối lượng \(5\) tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe với mặt đường là \(0,2\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Độ lớn của lực ma sát là:
Một đầu mát tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng \(5\) tấn, chuyển động với gia tốc \(0,3{\rm{ }}m/{s^2}\). Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường và hệ số ma sát giữa toa xe và mặt đường là \(0,02\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Lực kéo của đầu máy tạo ra là:
Một xe điện đang chạy với vận tốc \({v_0} = 36{\rm{ km/h}}\) thì hãm phanh đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên đường ray. Kể từ lúc hãm phanh, xe điện còn đi được bao xa nữa thì dừng hẳn. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và đường ray là \(0,2\). Cho \(g = 9,8{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\).
Một vật trượt trên mặt đường nằm ngang, đi được một quãng đường 48 m thì dừng hẳn. Biết lực ma sát trượt có độ lớn bằng 0,06 lần trọng lượng của vật. Cho \(g = 10{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\). Cho chuyển động của vật là chậm dần đều. Tính vận tốc ban đầu của vật.
Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng với mặt băng là 0,1. Lấy g = 9,8m/s2. Quãng đường bóng đi được là :