Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương được biểu hiện qua cuộc khởi nghĩa nào?
-
A.
Khởi nghĩa của Ong Kẹo, Com-ma-đam.
-
B.
Khởi nghĩa của Si-vô-tha.
-
C.
Khởi nghĩa của nhân dân A-Chê.
-
D.
Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
Cuộc khởi nghĩa Pu-côm-bô (Cam-pu-chia) diễn ra từ năm 1866 - 1867. Nghĩa quân gồm người Khơ-me, người Chăm, người Xtiêng, người Kinh. Trương Quyền (Con trai Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Khi lực lượng lớn mạnh, Pu-côm-bô tiến quân về nước, kiểm soát Pa-man, tấn công U-đông (17-12-1866). Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân. Ngày 3-12-1867, Pu-côm-bô hi sinh trong chiến đấu.
=> Cuộc khởi nghĩa là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, Campuchia là vùng ảnh hưởng của nước nào?
Năm 1863 ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?
Sự kiện nào đánh dấu Campuchia chính thức bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp?
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp trong những năm 1863 – 1866 do ai lãnh đạo?
Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pu-côm-bô ở Campuchia trong những năm 1866 - 1867?
Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia cuối thế kỉ XIX?
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Campuchia thuộc địa là mâu thuẫn giữa các lực lượng nào?
Đâu không phải là đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?
Mục đích chính của thực dân Pháp khi xâm lược Campuchia là gì?