Đề bài

Đâu không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?

 

  • A.

    Do Nhật Bản có quá ít thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường

     

  • B.

    Do tâm lý bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn

     

  • C.

    Do ảnh hưởng truyền thống quân phiệt

     

  • D.

    Do sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp

Phương pháp giải

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Nhật Bản những năm 1929 – 1933 để nhận xét, đánh giá.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn tình trạng khủng hoảng là:

- Nhật Bản là một nước đế quốc trẻ có rất ít thuộc địa. Bản thân Nhật Bản lại là nước nghèo tài nguyên, thị trường nội địa yếu => Nhật Bản luôn rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, thị trường để phát triển

- Nhật Bản là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nhưng lại không nhận được nhiều quyền lợi đặc biệt là ở hội nghị Oasinhtơn (1921) => tâm lý bất bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn

- Lịch sử phát triển của Nhật Bản luôn gắn với vai trò của tầng lớp võ sĩ samurai => ảnh hưởng của truyền thống quân phiệt

=> Đáp án D: Sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tháng 7-1922, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện gì nổi bật?

 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược khu vực nào trước hết?

 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX?

 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đâu không phải là thách thức Nhật Bản phải đối mặt từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX?

 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có tác động như thế nào đến quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở quốc gia này?

 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Vì sao từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc?

 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Năm 1933, Nhật bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là

 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là

Xem lời giải >>