Việc tạo ra các thế mạnh công nghiệp khác nhau của từng vùng trên lãnh thổ nước ta là do
-
A.
nhiều loại tài nguyên khác nhau.
-
B.
sự phân bố của tài nguyên.
-
C.
chính sách phát triển.
-
D.
cơ sở vật chất – kĩ thuật.
Tài nguyên thiên nhiên có vai trò tạo cơ sở nguyên, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa dạng. Mỗi vùng lãnh thổ có những thế mạnh riêng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa dạng. Tuy nhiên sự phân bố các tài nguyên thiên nhiên không đồng đều khắp lãnh thổ mà chỉ tập trung ở những khu vực nhất định, tạo nên các thế mạnh công nghiệp khác nhau của từng vùng trên lãnh thổ nước ta. Ví dụ:
- Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng (than, thủy điện, nhiệt điện) nhờ nguồn năng lượng sông ngòi lớn, khoáng sản giàu có đa dạng.
- Đông Nam Bộ có thế mạnh về công nghiệp chế biến và công nghiệp dầu khí nhờ thế mạnh về nông (vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm) – lâm - ngư nghiệp, tài nguyên dầu mỏ ở thềm lục địa phía nam.
- Bắc Trung Bộ có thế mạnh về công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nhờ thế mạnh về khoáng sản vật liệu xây dựng và nông – lâm- ngư nghiệp.
Đáp án : B
Các bài tập cùng chuyên đề
Đặc điểm nào của tài nguyên khoáng sản là cơ sở để nước ta phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.
Khoáng sản vật liệu xây dựng ở nước ta bao gồm
Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp
Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta có thế mạnh nổi bật về ngành công nghiệp nào sau đây?
Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp là
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta trở nên đa dạng và linh hoạt hơn là do
Các mặt hàng công nghiệp nước ta xuất sang các nước còn hạn chế về
Ngành công nghiệp nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
Ngành nào sau đây có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
Ngành công nghiệp nào sau đây phụ thuộc nhiều nhất vào tài nguyên thiên nhiên?
Ở thị trường trong nước, hàng công nghiệp nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của quốc gia nào sau đây?
Vùng nào sau đây của nước ta có hoạt động công nghiệp phát triển năng động nhất
Cuối những năm 80 của Thế kỉ XX, kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng nhất, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa?
Trong nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố nào có hạn chế lớn nhất đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta?