Đề bài

Điền vào chỗ trống một từ ngữ phù hợp đã dùng ở câu trước để các câu trong đoạn văn sau có sự liên kết.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, ......................... nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái ......................... phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất. Nhiều nhất là đước. ......................... mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hàng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng ......................... xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân .........................

Theo Mai Văn Tạo

Phương pháp giải

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái nền phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân đước.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Những hình ảnh dưới đây gợi cho em suy nghĩ gì về trái đất của chúng ta?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

BÀI CA TRÁI ĐẤT

Trái đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

 

Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen... dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

 

Khói hình nấm là tai hoạ đấy

Bom H, bom A không phải bạn ta

Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất

Tiếng cười ran cho trái đất không già

Hành tinh này là của chúng tal

Hành tinh này là của chúng ta!

(Theo Định Hải)

 

Từ ngữ

- Năm châu: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương.

- Khói hình nấm: cột khói giống hình cây nấm khổng lồ, sinh ra sau vụ nổ bom H, bom A.

- Bom H: bom khinh khí, có sức sát thương và phá hoại lớn hơn bom nguyên tử.

- Bom A: tên gọi khác của bom nguyên tử.

 

Những hình ảnh ở khổ thơ đầu giúp chúng ta hình dung về một trái đất như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Theo em, khổ thơ thứ hai ý nói gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?

A. Trẻ em năm châu là tương lai của thế giới.

B. Trẻ em năm châu là những chủ nhân tương lai của thế giới.

C. Trẻ em trên toàn thế giới đều đáng yêu, đáng quý.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong bài thơ, những hình ảnh nào có ý nghĩa đối lập với hoà bình? Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh ấy?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Theo em, hai dòng thơ“Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất/ Tiếng cười ran cho trái đất không già” ý nói gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Bài ca Trái Đất

Trái Đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển.

Cùng bay nào, cho Trái Đất quay

Cùng bay nào, cho Trái Đất quay

Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen,.. dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Khói hình nấm là tai hoạ đấy

Bom H, bom A không phải bạn ta

Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất

Tiếng cười ran cho Trái Đất không già

Hành tinh này là của chúng ta

Hành tinh này là của chúng ta

                                             ĐỊNH HẢI

 

Qua những hình ảnh ở khổ thơ 1, em hình dung Trái Đất đẹp như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm những hình ảnh ở khổ thơ 2 khẳng định sự bình đẳng và tình hữu nghị giữa các dân tộc?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Em hiểu khổ thơ cuối bài muốn nói điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chủ đề của bài thơ là gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi quan sát tranh sau:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đọc bài thơ:

Bài ca Trái Đất

Trái Đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biến

Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!

Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!

 

Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen,... dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Khói hình nấm là tai hoạ đấy

Bom H, bom A không phải bạn ta

Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất

Tiếng cười ran cho Trái Đất không già

Hành tinh này là của chúng ta!

Hành tinh này là của chúng ta!

                                         Định Hải

• Khói hình nấm: cột khói trông như cây nấm khổng lồ, sinh ra sau vụ nổ bom A, bom H.

• Bom H (bom khinh khí): loại bom có sức sát thương và phá hoại lớn hơn bom nguyên tử.

• Bom A (bom nguyên tử): loại bom có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường.

 

Bức tranh Trái Đất được tả trong khổ thơ đầu có gì đẹp?

 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Khổ thơ 2 khẳng định điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hai câu thơ sau gọi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất

Tiếng cười ran cho Trái Đất không già.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Việc lặp lại hai câu thơ ở cuối mỗi khổ thơ nhằm nhấn mạnh điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nói 2 – 3 câu để giới thiệu bài thơ “Bài ca Trái Đất” với người thân.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Qua những hình ảnh ở khổ thơ 1, em hình dung Trái Đất đẹp như thế nào? Đánh dấu v vào những ô phù hợp:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Trái Đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh.

b) Trái Đất ngập tràn tiếng gù thương mến của chim bồ câu.

c) Trái Đất rợp bóng hải âu dập dờn vờn sóng biển.

d) Trái Đất này là của chúng mình.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Gạch dưới những hình ảnh ở khổ thơ 2 khẳng định sự bình đẳng và tình hữu nghị giữa các dân tộc:

Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen,... dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Em hiểu khổ thơ cuối bài muốn nói điều gì? Đánh dấu ý vào ô trước ý em thích:

Chiến tranh luôn đem lại tai hoạ cho loài người.

Mọi người trên Trái Đất hãy chung sống hoà bình.

Hãy giữ bình yên mãi mãi cho Trái Đất của chúng ta.

Ý kiến khác (nếu có).

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chủ đề của bài thơ là gì? Đánh dấu v vào ô trước ý em thích:

Khẳng định tình yêu của nhân loại đối với Trái Đất.

Khẳng định quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên Trái Đất.

Thể hiện tình yêu hoà bình, khát vọng hoà bình của loài người.

Ý kiến khác (nếu có).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Gạch 1 gạch dưới tên người, 2 gạch dưới tên địa lí trong đoạn văn dưới đây.

Hi-ma-lay-a là dãy núi trải dài qua 5 quốc gia: Ấn Độ, Bu-tan, Nê-pan, Pa-ki-xtan, Trung Quốc. Đây là nơi đỉnh Ê-vơ-rét cao nhất thế giới, cao hơn 8.848 mét. Năm 1953, Ét-mun Hi-la-ri (người Niu Di-lân) và Ten-ding No-gay (người Nê-pan) được ghi nhận là những người đầu tiên chạm tay vào giấc mơ chinh phục nóc nhà thế giới.

(Hoàng Hà Phương)

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Xếp tên người và tên địa lí nước ngoài ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp.

Nhóm 1: Có cách viết giống tên người và tên địa lí Việt Nam

Nhóm 2: Có cách viết khác tên người và tên địa lí Việt Nam

……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Đọc các tên riêng nước ngoài thuộc nhóm 2 (bài tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Mỗi tên riêng gồm mấy bộ phận?

b. Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?

c. Nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì các tiếng được viết như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tìm tên người, tên địa lí nước ngoài bị viết sai trong đoạn văn ở bài tập 4 (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 124) và viết lại cho đúng.

Viết sai

Viết đúng

…………………………………

…………………………………

…………………………………

…………………………………

…………………………………

…………………………………

…………………………………

…………………………………

…………………………………

…………………………………

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Viết 3 - 4 câu giới thiệu về một nhà văn, một câu chuyện hoặc một bộ phim, trong đó có 1 - 2 tên riêng nước ngoài.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Đánh dấu ✔ vào ô trống trước trường hợp viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.

a.

◻ Mari Quyri

◻ Ma-ri Quy-ri

b.

◻ crít-xti-an an-đéc-xen

◻ Crít-xti-an An-đéc-xen

c.

◻ Ô-xtrây-li-a

◻ Ô-x-trây-li-a

d.

◻ Ma-lai-xi-a

◻ Ma-lai-xi

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Chuẩn bị:

- Đọc lại bài Tìm hiểu cách viết bài văn tả người (SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 11 - 12) để biết cách tả đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động, tính tình,... của người được tả.

- Quan sát hoặc nhớ lại kết quả quan sát và ghi nhanh những đặc điểm riêng, nổi bật của thầy giáo (cô giáo) em chọn tả.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Lập dàn ý (theo gợi ý trong SHS Tiếng Việt 5, tập hai, trang 125):

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Tìm đọc sách báo viết về quyền và bổn phận của trẻ em hoặc những hoạt động của thiếu nhi quốc tế.

- Tên sách báo:

- Nội dung chính của sách báo:

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Gạch dưới từ ngữ được sử dụng lặp lại ở các câu trong đoạn văn sau:

Những hàng dâu bánh tẻ ngợp trước mắt tôi. Dâu chưa cao bằng đầu người, nhưng cành dâu đâm tua tủa. Lá dâu loè xoè, to bản như lá trầu không. Xen giữa những luống dâu là từng vòng khoai lang dây đỏ tía, chạy dài theo thân đất, như nhiều đường kẻ sọc ken vào nhau, trên cùng một tấm vải.

Dương Thị Xuân Quý

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Xác định tác dụng của việc lặp lại từ tìm được ở bài tập 1.

Xem lời giải >>