Sắp xếp các sự việc cho đúng với trình tự trong câu chuyện.
Em dựa vào bài đọc và sắp xếp phù hợp.
1. Một chiến sĩ sẩy chân ngã.
2. Bác dừng lại đợi và nhắc nhỡ anh chiến sĩ.
3. Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc.
4. Hai bác cháu tiếp tục lên đường.
Các bài tập cùng chuyên đề
Cùng bạn nghe một bài hát về Bác Hồ và nêu cảm xúc của em khi nghe bài hát đó.
Những chi tiết nào (ở đầu câu chuyện) cho thấy Bác rất cẩn thận khi qua suối?
Chuyện gì xảy ra khi Bác gần qua được suối?
Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã làm gì? Vì sao Bác làm như vậy?
Câu chuyện Cùng Bác qua suối cho thấy những phẩm chất nào của Bác?
Đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam (hoặc người có công với đất nước) và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
Giới thiệu một lễ hội (hoặc hội) mà em biết.
Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội (hoặc hội), trong đó có dùng dấu gạch ngang.
M: - Hội Lim được tổ chức ở đâu?
- Hội Lim được tổ chức ở tỉnh Bắc Ninh.
Nêu công dụng của dấu câu trong đoạn văn dưới đây:
Sáng nay, lớp Quốc Anh nghe cô kể chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. Cuối buổi, cô dặn cả lớp: “Chúng ta cần phải rèn đức tính kiên nhẫn.”. Về nhà, cậu kể lại chuyện cho mẹ và em gái nghe. Em gái thắc mắc:
- Mài như vậy thì lâu lắm mới xong, anh nhỉ?
(Theo Bùi Đức Anh)
Điền dấu câu thích hợp để đánh dấu lời nói của nhân vật trong đoạn văn dưới đây:
Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc giữ. Yết Kiêu đến gặp vua và nói: ____ Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá.____ . Vua hỏi: ____ Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền? ___. Yết Kiêu đáp: ___ Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng. ___ .
(Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam)