Đề bài

Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả con vật? 

Phương pháp giải

HS nhận xét và trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Cấu tạo bài văn tả con vật bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Nội dung: 

+ Mở bài: giới thiệu về đối tượng miêu tả (con vật,…)

+ Thân bài: miêu tả về ngoại hình,  tính cách, ích lợi của con vật 

+ Kết bài: nêu cảm nghĩ về con vật

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu.

Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.

Chú rùa Su có cái mai rất cứng, trông như được ghép bởi các mảnh gỗ gồ ghề màu nâu vàng. Nó như một chiếc áo giáp mà Su chẳng bao giờ cởi ra. Chú có chiếc đầu tròn thuôn nhọn về phía mũi. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, chú lại thu cái đầu nhỏ vào trong mai. Phải đến khi mở đôi mắt an toàn rồi, chú mới chịu chui ra ngoài, nhỏ xíu như hạt đậu, thấy

Su có bốn chiếc chân tí hon. Mỗi bàn chân có năm ngón ngắn ngủn với những chiếc móng dài mà không hề sắc nhọn, bởi Su rất chăm chỉ tập đi bộ. Mảnh vườn nhỏ của ông bà em, không có chỗ nào mà chú chưa bò qua. Chăm đi bộ là thế, nhưng lần nào thi đi nhanh với em chú cũng thua. Em bế chú lên và bảo:“Su cố lên nhé! Lần sau, tớ sẽ chờ!”

Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em. 

(Nguyễn Ngọc Minh Anh)

a. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn trên. Nêu nội dung chính của mỗi phần.

b. Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả đặc điểm gì của con rùa? 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nêu những điểm khác nhau giữa hai cách mở bài và hai cách kết bài dưới đây: 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật.

- Bố cục của bài viết.

- Cách lựa chọn đặc điểm của con vật, cách miêu tả,….

- Cách trình bày bài viết.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Quan sát một con vật (trong nhà, trong tranh ảnh hoặc trên ti vi,...), tìm một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con vật đó. Ghi chép và trao đổi với người thân những tính từ tìm được.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chuẩn bị.

- Lựa chọn con vật để quan sát. 

+ Vật nuôi trong nhà

+ Động vật hoang dã

- Quan sát trực tiếp con vật hoặc quan sát qua tranh ảnh, trên ti vi,...

- Sử dụng các giác quan để cảm nhận (nhìn hình thức, nghe tiếng kêu, chạm vào con vật,...).

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Quan sát và ghi chép kết quả quan sát. 

a. Đặc điểm ngoại hình. 

Lưu ý: Quan sát kĩ đặc điểm nổi bật của con vật khiến em thấy thú vị (ví dụ: sừng trâu cong vút, đuôi mèo dài, mỏ vẹt khoằm,...).

b. Hoạt động, thói quen

Lưu ý: Quan sát kĩ hoạt động nổi bật của con vật khiến em thấy thú vị (ví dụ: mèo chạy nhảy êm như ru, rùa đi rất chậm, ngựa chạy rất nhanh, tắc kè có thể đổi màu,...).

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Sắp xếp ý.

Chọn cách sắp xếp ý phù hợp.

Cách 1

– Miêu tả đặc điểm ngoại hình.

– Miêu tả hoạt động.

Cách 2

Miêu tả đặc điểm ngoại hình kết hợp miêu tả hoạt động. 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

 Trao đổi, góp ý.

- Ghi chép được các đặc điểm ngoại hình, hoạt động, thói quen của con vật.

- Ghi chép được đặc điểm nổi bật của con vật. 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu.

Đoạn 1

Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dàimảnh trên nền đất. Bụng nó tròn, thon, bóng loáng, mặt trời chiếu vào óng ánh xanh như hạt ngọc. Nó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống, thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. 

(Theo Vũ Tú Nam)

Đoạn 2

Rô con bám theo vây rô mẹ, tung tăng len lỏi quanh các nhánh cây, rễ cỏ ngập nước. Nó nô nghịch như một đứa trẻ hiếu động. Khi thì nó ngậm một cái rễ cỏ kéo mạnh cho chìm xuống rồi phóng vút qua như một mũi tên. Lúc nó lại ngoi lên như đang chơi trốn tìm, đảo mắt nhìn theo bóng gã chuồn chuồn. Nó tròn miệng thở, làm mặt nước nổi lên một cái bong bóng nhỏ tí xíu như hạt ngọc trong suốt trên mặt nước.

(Theo Nguyễn Văn Chương)

Đoạn 3

Cái vòi của voi con thật kì lạ. Gần như không có việc gì mà chú không dùng đến vòi. Chú dùng vòi để thở, để nhận biết lá lành hay lá độc, để phun bụi đất phủ lên lưng vào những trưa nắng, để dò đường và rẽ lối đi trong rừng... Đặc biệt, vòi còn giúp voi con biểu lộ tâm tình: chú đập vòi chan chát xuống đất khi giận dữ, đu đưa vòi khi thoải mái, yên tâm. Nhưng vượt lên tất cả, cái vòi giúp voi con tồn tại: voi con dùng vòi để hít nước khi khát, để bẻ cành và vơ cỏ lên miệng khi ăn... 

(Theo Vũ Hùng)

a. Mỗi đoạn văn tả con vật nào?

b. Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì đối với việc miêu tả con vật?

c. Em thích cách miêu tả con vật trong đoạn văn nào? Vì sao? 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc một đặc điểm ngoại hình của con vật mà yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nói với người thân về khu vườn ước mơ của em. 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Câu 1: 

Chuẩn bị.

a. Lựa chọn con vật để miêu tả.

b. Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát. 

c. Lựa chọn trình tự miêu tả.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Lập dàn ý. 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Chỉnh sửa.

- Lựa chọn được các đặc điểm nối bật của con vật.

- Các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó.

Đề 2: Miêu tả một con vật em đã được quan sát trên ti vi hoặc phim ảnh mà em yêu thích.

Câu 1: 

Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 28, viết bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích. 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.

a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi.

b. Chỉnh sửa lỗi (nếu có). 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm của bài làm.

- Bài làm có đủ mở bài, thân bài, kết bài không?

- Các đặc điểm của con vật có được lựa chọn và miêu tả theo trình tự hợp lí không?

- Bài làm mắc mấy lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đọc bài làm của các bạn được thầy cô khen, nêu những điều em muốn học tập. 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Đàn chim gáy

Tôi vẫn nhớ ông tôi thường bảo:

- Cháu để ý mà xem, cứ mùa tháng Mười thì có chim gáy ra ăn đồng ta.

Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa. Cái bụng mịn mượt, cố yếm quàng chiếc tạp dề công nhân dầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.

Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì có chim gáy về, bay vần quanh vòng trên các ngọn tre. Sáng sớm, từng đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang. Chim mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xòe như múa. Con đực còn nán lại trong bờ tre, đủng đỉnh cất tiếng gáy thêm một hồi dài. Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực lung linh cườm biếc, lượn nhẹ xuống với cả đàn đương ăn trên khoảng ruộng vắng, khuất, gần chân tre. Chim gáy nhặt thóc rụng. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót lúa.

Tôi rất thích chim gáy. Con chim phúc hậu và chăm chỉ, com chim mỡ màng, no ấm của mùa gặt tháng Mười.

Theo Tô Hoài

a. Bài văn tả con vật nào?

b. Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn. 

c. Tác giả chọn tả những đặc điểm và hoạt động nào của con vật ấy? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Trao đổi với bạn:

a. Bài văn miêu tả con vật thường gồm những phần nào?

b. Xác định nội dung chính của từng phần 

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tìm trong phần thân bài của bài văn “Đàn chim gáy”: 

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Viết 1 – 2 câu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng hoặc hoạt động, thói quen của một con vật em thích, trong đó có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa. 

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật trong truyện. 

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Chú trống choai

Kéc! Kè…ke…e…e!

Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó không? Chính là tiếng hát của trống choai đấy. Chú ta đang ngất ngưởng trên đống củi trước sân kia kìa.

Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không đuồn đuột như hồi nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đủ sức giúp chú phốc một cái nhảy tót lên đống củi gọn gàng hơn trước nhiều. Mỗi lần chú ta phốc lên đứng ở cành chanh, dù mới chỉ ở cành thấp thôi, lũ gà chiếp em út lại kháo nhỏ với nhau: “Tuyệt! Tuyệt! Tuyệt!” tỏ vẻ thán phục lắm!

Nhờ chăm chỉ luyện tập, trống choai lớn nhanh như thổi. Mỗi ngày nom chú phổng phao hoạt bát hơn lên. Giọng hát của chú cũng đã dài và vang hơn trước.

Rõ ràng trống choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng ngây thơ. Chú chẳng còn phải quấn quanh chân mẹ nữa rồi. 

Theo Hải Hồ

a. Bài văn tả con vật nào?

b. Tác giả chọn tả những đặc điểm hình dáng và hoạt động nào của con vật ấy?

c. Tìm hình ảnh so sánh, nhân hóa trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó. 

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Quan sát một con vật nuôi trong nhà mà em thích và ghi chép lại những điều em quan sát được.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Giải ô chữ:  

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Dựa vào bài tập 2 trang 87 (Tiếng Việt 4, tập hai), lập dàn ý cho bài văn miêu tả một con vật nuôi trong nhà mà em thích. 

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Nói 2 – 3 câu về vẻ đẹp của đất nước Cu-ba dựa vào gợi ý:

Tên

Cảnh đẹp 

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Chà, chú mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đặt cho nó. Mèo Hung có cái đầu tròn tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. Đôi mắt mèo Hung hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên có vẻ oai lắm. Bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha, duyên dáng,…Mèo Hung trông thật đáng yêu.

a. Đoạn văn miêu tả con gì?

b. Tác giả đã tả đặc điểm gì của con vật? Cách sử dụng từ ngữ miêu tả của tác giả có gì độc đáo?

c. Câu mở đầu và câu cuối của đoạn văn nói lên điều gì? 

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật về hình dáng của con vật nuôi trong nhà mà em thích, trong đó có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa.  

Xem lời giải >>