Đề bài

Vận dụng 1 (trang 35, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Hãy sưu tầm những câu chuyện về đơn vị, cá nhân bắn rơi máy bay, bắt sống giặc lái trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta và chia sẻ với các bạn.

Phương pháp giải

Thông qua mạng internet, mạng xã hội hãy sưu tầm và chia sẻ cho các bạn

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Chuyện chưa kể về 12 ngày đêm của bộ đội tên lửa bắn rơi máy bay B-52

Theo Đại tá Nguyễn Đình Kiên, ông và đồng đội thậm chí còn không có thời gian để ăn mừng thành tích bắn rơi B-52 bởi những đợt oanh kích dồn dập, buộc kíp tên lửa phải tập trung cao độ vào nhiệm vụ.

Trong suốt 12 ngày đêm của chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" lịch sử, các chiến sĩ thuộc binh chủng tên lửa lập chiến công vang dội: Bắn rơi 36 trên tổng số 81 máy bay các loại, trong đó có tổng cộng 29 trên tổng số 34 máy bay B-52.

Đại tá-Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đình Kiên (nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn Phòng không Hà Nội, nguyên Phó Cục trưởng Cục tác chiến - Bộ Tổng tham mưu) dành cho Báo Điện tử VietnamPlus những chia sẻ về câu chuyện phía sau những ngày đêm chiến đấu cường độ cao của bộ đội tên lửa.

Tiểu đoàn 57 thuộc Trung đoàn 261, Sư đoàn 361, với sỹ quan điều khiển tên lửa là Nguyễn Đình Kiên đã bắn rơi 4 B-52, trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ.

[Máu và hoa: Hiểu thêm về 12 ngày đêm quật khởi của Thủ đô trước B52 Mỹ]

Với khát khao cháy bỏng muốn vít cổ “giặc trời”, ông Kiên và các đồng đội đã lập kỳ tích sau khi đã tham gia 6 trận đánh trước đó, tiêu thụ 11 quả đạn mà chưa diệt được chiếc B-52 nào.

Liên tục 4 lần lập công bằng sự tỉnh táo và ý chí thép nhưng ông Nguyễn Đình Kiên và các đồng đội thậm chí còn không có đủ thời gian để ăn mừng thành tích bởi những đợt oanh kích dồn dập của kẻ thù, buộc kíp tên lửa phải tập trung cao độ vào nhiệm vụ, không được phép rời vị trí chiến đấu.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Mở đầu (trang 29, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Tháng 12/1972, Mỹ sử dụng máy bay B-52 đánh phá mãnh liệt vào Hà Nội. Khi đó, người dân thường nghe thấy trên loa truyền thanh phát ra thông báo: “... máy bay địch cách Hà Nội 70 km, đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 50 km…”.

Theo em, khi nghe thấy thông báo trên, người dân sẽ làm gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Khám phá 1 (trang 29, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Thế nào là phòng không nhân dân, thế trận phòng không nhân dân, địa bàn phòng không nhân dân?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Khám phá 2 (trang 30, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Cho biết vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Khám phá 3 (trang 30, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Em hãy nêu những lực lượng chuyên môn của phòng không nhân dân.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Khám phá 4 (trang 31, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Địch thường tập trung đánh phá đường không vào những mục tiêu nào? Thủ đoạn ra sao?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Khám phá 5 (trang 32, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Trình bày các nội dung của hoạt động phòng không nhân dân thời bình.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Khám phá 6 (trang 34, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Trình bày nội dung hoạt động phòng không nhân dân thời chiến

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Khám phá 7 (trang 35, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Nêu trách nhiệm của công dân và học sinh trong thực hiện phòng không nhân dân

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Luyện tập 1 (trang 35, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Em không đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Phòng không nhân dân chỉ có ý nghĩa và được tổ chức thực hiện trong thời chiến.

b. Phòng không nhân dân nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.

c. Thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân lấy bộ đội Phòng không - Không quân làm nòng cốt.

d. Địa bàn phòng không nhân dân chỉ được xác định ở những vị trí trọng yếu trong hệ thống phòng thủ cấp tỉnh.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Luyện tập 2 (trang 35, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Sau khi được tuyên truyền về phòng không nhân dân, các bạn trong lớp tranh luận về mục tiêu, thủ đoạn đánh phá đường không của địch và có một số ý kiến như sau:

Ý kiến 1: Địch tiến công đường không chủ yếu vào các mục tiêu quân sự, nhằm tiêu diệt và phá huỷ phương tiện chiến đấu của ta.

Ý kiến 2: Hoả lực phòng không của địch tập trung đánh phá vào các cơ quan của Đảng và Nhà nước.

Ý kiến 3: Địch sẽ giành quyền làm chủ trên biển và tiến công hoả lực đường không vào đất liền.

Em đồng ý với ý kiến nào ở trên? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Luyện tập 3 (trang 35, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Có quan điểm cho rằng: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện phòng không nhân dân chỉ dành cho bộ đội và dân quân tự vệ.

Ý kiến của em về quan điểm đó như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Luyện tập 4 (trang 35, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Để phòng, tránh tiến công đường không của địch cần tổ chức sơ tán, phân tán như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Vận dụng 2 (trang 35, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Khi có thông báo, báo động (bằng loa, kèn, kẻng,...) về máy bay địch ném bom, em sẽ hành động như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Vận dụng 3 (trang 35, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Hãy kể những nơi có thể phòng, tránh địch tiến công bằng đường không ở địa phương em.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Mở đầu (trang 31, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Hình 5.1 là một số hình ảnh phòng, tránh, đánh địch tiến công đường không. Em hãy mô tả các hoạt động có trong hình và kể thêm một số hoạt động tương tự.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Khám phá 1 (trang 31, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Thế nào là phòng không nhân dân; thế trận, địa bàn phòng không nhân dân?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Khám phá 2 (trang 32, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Phòng không nhân dân có vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Khám phá 3 (trang 32, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Phòng không nhân dân gồm các lực lượng chuyên môn nào?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Khám phá 4 (trang 33, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Khi tiến công đường không, địch tập trung vào các mục tiêu chính nào? Thủ đoạn của địch là gì?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Khám phá 5 (trang 33, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Hoạt động phòng không nhân dân thời bình gồm các nội dung nào?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Khám phá 6 (trang 35, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Tại sao hoạt động phòng không nhân dân thời chiến vẫn có đầy đủ nội dung phòng không nhân dân thời bình?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Khám phá 7 (trang 36, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Công dân có trách nhiệm gì trong thực hiện phòng không nhân dân?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Luyện tập 1 (trang 33, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Hoạt động phòng không nhân dân được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương

- Bạn B: Công tác phòng không nhân dân được triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

- Bạn C: Lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân là Quân chủng Phòng không – Không quan và Dân quân tự vệ

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Luyện tập 2 (trang 36, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được thành lập ở cấp Trung ương

- Bạn B: Bạn Chỉ đạo phòng không nhân dân được thành lập ở cấp Trung ương và cấp quân khu

- Bạn C: Kế hoạch phòng không nhân dân được xây dựng ở cấp quân khu

- Bạn D: Kế hoạch phòng không nhân dân được xây dựng ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Luyện tập 3 (trang 37, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Là học sinh, em sẽ làm gì để sẵn sàng phòng, tránh khi bị kẻ thù tiến công bằng đường không?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Vận dụng (trang 37, SGK Giáo dục Quốc phòng & An ninh 11)

Em hãy sưu tầm hình ảnh và báo cáo trước lớp một trong hai chủ đề sau:

- Lực lượng phòng không nhân dân phòng, tránh và đánh địch tiến công đường không trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội năm 1972.

- Một số hoạt động của trường học ở Việt Nam góp phần phòng, tránh địch tiến công đường không trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ.

Xem lời giải >>