Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Cho gươm mời đến Thúc lang

Mặt như chàm đổ mình đường dẽ run

Nàng rằng: "Nghĩa nặng nghìn non

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là

Vợ chàng quỉ quái tinh ma

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau

Kiến bò miệng chén chưa lâu

Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa"

(SGK Ngữ văn 9, tập một)


Câu 1

Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

  • A.
    Tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • B.
    Miêu tả, thuyết minh, tự sự
  • C.
    Nghị luận, miêu tả, biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, miêu tả để khắc họa sự việc và nhân vật.


Câu 2

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Cho gươm mời đến Thúc lang/ Mặt như chàm đổ mình đường dẽ run”?

  • A.
    Nhân hóa
  • B.
    Ẩn dụ
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    So sánh

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ so sánh: Mặt như chàm đổ.


Câu 3

Từ nào dưới đây là từ Hán Việt?

  • A.
    Cố nhân
  • B.
    Chào thưa
  • C.
    Khôn ngoan
  • D.
    Tha ngay

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Từ “cố nhân” là từ Hán Việt (người cũ).


Câu 4

“Kẻ cắp” và “bà già” trong đoạn trích chỉ những ai?

  • A.
    Thúc Sinh và Thúy Kiều
  • B.
    Từ Hải và Thúc Sinh
  • C.
    Hoạn Thư và Thúy Kiều
  • D.
    Hoạn Thư và Thúc Sinh

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

“Kẻ cắp” và “bà già” trong đoạn trích chỉ Hoạn Thư và Thúy Kiều.


Câu 5

Cụm từ nào dưới đây là thành ngữ?

  • A.
    Lâm Tri người cũ
  • B.
    Chẳng vẹn chữ tòng
  • C.
    Nghĩa sâu cho vừa
  • D.
    Kẻ cắp bà già

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Cụm từ Kẻ cắp bà già là thành ngữ