Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Trong xu thế mở cửa, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với thế giới, vị thế của giao thông đường biển sẽ càng được nâng cao. Với đường bờ biển kéo dài 3.200 km2, ven biển có nhiều vũng vịnh cửa sông, vị trí nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển giao thông vận tải đường biển. Vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số lĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam, chiếm trên 80% hàng hóa lưu thông trong và ngoài nước, tốc độ gia tăng sản lượng bình quân 15%/năm.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có tổng số bến cảng được công bố là 272 bến cảng với khoảng 92,2km chiều dài cầu cảng, tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. So với năm 2000 - năm đầu tiên thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, hệ thống cảng biển đã tăng 4,4 lần chiều dài bến cảng. Cả nước hình thành 3 trung tâm cảng ở miền Bắc (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh); ở miền Trung (gồm Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang) và ở miền Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong các trung tâm cảng, cũng đã hình thành cảng cửa ngõ quốc tế như cảng Hải Phòng (khu vực Lạch Huyện), cảng Bà Rịa - Vũng Tàu (khu vực Cái Mép - Thị Vải), đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa. Hệ thống cảng biển đang được cải tạo và hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu luân chuyển hàng hóa, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
(Nguồn: http://mt.gov.vn/ và SGK Địa lí 12 trang 168)
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:
Trong xu thế mở cửa, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với thế giới, vị thế của giao thông đường biển sẽ càng được nâng cao. Với đường bờ biển kéo dài 3.200 km2, ven biển có nhiều vũng vịnh cửa sông, vị trí nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển giao thông vận tải đường biển. Vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số lĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam, chiếm trên 80% hàng hóa lưu thông trong và ngoài nước, tốc độ gia tăng sản lượng bình quân 15%/năm.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có tổng số bến cảng được công bố là 272 bến cảng với khoảng 92,2km chiều dài cầu cảng, tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. So với năm 2000 - năm đầu tiên thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, hệ thống cảng biển đã tăng 4,4 lần chiều dài bến cảng. Cả nước hình thành 3 trung tâm cảng ở miền Bắc (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh); ở miền Trung (gồm Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang) và ở miền Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong các trung tâm cảng, cũng đã hình thành cảng cửa ngõ quốc tế như cảng Hải Phòng (khu vực Lạch Huyện), cảng Bà Rịa - Vũng Tàu (khu vực Cái Mép - Thị Vải), đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa. Hệ thống cảng biển đang được cải tạo và hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu luân chuyển hàng hóa, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
(Nguồn: http://mt.gov.vn/ và SGK Địa lí 12 trang 168)
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Việt Nam phát triển giao thông vận tải đường biển là?
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Việt Nam phát triển giao thông vận tải đường biển là?
đội tàu biển có trình độ cao, hệ thống cảng biển được nâng cấp và hiện đại.
vị trí gần trung tâm Đông Nam Á, có vai trò trung chuyển và cửa ngõ ra biển của nhiều nước.
đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh, nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế
mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn.
Đáp án: C
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nước ta phát triển giao thông vận tải đường biển là:
- Đường bờ biển kéo dài 3200 km2, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng biển.
- Vị trí nằm trên đường ngã tư đường hàng hải quốc tế quan trọng tạo điều kiện hoạt động vận tải biển diễn ra sôi động, thuận lợi hơn.
Cảng biển nào sau đây không phải là cảng biển quốc tế của nước ta?
Cảng biển nào sau đây không phải là cảng biển quốc tế của nước ta?
Hải Phòng
Vũng Tàu
Vân Phong
Đồng Hới
Đáp án: D
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2
Các cảng biển quốc tế của nước ta gồm: Hải Phòng, Vũng Tàu, Vân Phong => loại A, B, C
Đồng Hới không phải là cảng biển quốc tế của nước ta.
Vị thế của giao thông đường biển sẽ ngày càng được nâng cao nhờ
Vị thế của giao thông đường biển sẽ ngày càng được nâng cao nhờ
xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế
chính sách phát triển của Nhà nước
sự phát triển của nền kinh tế trong nước
nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải biển.
Đáp án: A
Liên hệ kiến thức bài Lao động và việc làm (sgk Địa lí 12)
Vận tải biển là ngành đảm nhận vai trò lớn trong buôn bán, giao lưu quốc tế, do vậy trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các hoạt động giao lưu trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với các nước khác được đẩy mạnh => vị thế của vận tải biển ngày càng được nâng cao.