Đề bài

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi:

Năm 2018, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng, đóng góp tích cực vào bức tranh tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2018 đạt 480,19 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước.

Xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, xuất khẩu năm 2018 đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2017. Tính theo giá trị tuyệt đối, xuất khẩu năm 2018 tăng thêm 28,36 tỷ USD so với  năm trước. Giá trị nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2017.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo hướng tích cực với quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn là nhóm hàng công nghiệp với tỷ trọng 82,8% (tăng 1,7% so với năm 2017), tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm 10,9% (giảm 1,2% so với năm 2017) và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm 1,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 0,3% so với năm 2017).

Thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới. Châu Á vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam (xuất khẩu chiếm 54% và nhập khẩu chiếm 80,3%); tiếp theo là châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi. 

Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc lớn nhất, đạt 106,7 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước, đứng thứ hai là Hàn Quốc (13,7%), Hoa Kỳ (12,6%), Nhật Bản (7,9%).

(Nguồn:“Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018”, Bộ công thương)

Câu 2

Tính cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 và cho biết nước ta xuất siêu hay nhập siêu?

    A.

     5,69 tỷ USD, xuất siêu

    B.

    – 6,8 tỷ USD, nhập siêu 

    C.

    6,8 tỷ USD, xuất siêu

    D.

    7 tỷ USD, nhập siêu

Đáp án: C

Phương pháp giải

Công thức tính: Cán cân XNK = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Năm 2018, giá trị xuất khẩu là 243,48 tỷ USD; giá trị nhập khẩu là 236,69 tỷ USD

=> Cán cân XNK = 243,48 – 236,69 = 6,79 tỷ USD (làm tròn bằng 6,8 tỷ USD)

Xem thêm các câu hỏi cùng đoạn
Câu 1

Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu nước ta là

    A.

    nhóm hàng nông sản, thủy sản

    B.

    nhóm hàng công nghiệp

    C.

    nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản

    D.

    nhóm hàng tư liệu sản xuất

Đáp án: B

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin đã cho để trả lời – chú ý đoạn thông tin thứ 3

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là nhóm hàng công nghiệp với tỷ trọng 82,8% (tăng 1,7% so với năm 2017).


Câu 3

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu thúc đẩy thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới?

    A.

    đẩy mạnh liên kết nước ngoài, nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

    B.

    chất lượng cuộc sống cao, kinh tế trong nước tăng trưởng nhanh.

    C.

    hội nhập quốc tế sâu rộng, sản xuất phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

    D.

    chính sách phát triển của Nhà nước và tác động của quá trình toàn cầu hóa.

Đáp án: C

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin đã cho, kết hợp liên hệ kiến thức phần ngành ngoại thương đã học

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới là kết quả của công cuộc hội nhập quốc tế sâu rộng, sản xuất phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm

- Công cuộc hội nhập quốc tế sâu rộng giúp nước ta mở rộng thị trường buôn bán với các nước trên thrs giới, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, và gần đây nhất là việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có tác động tích cực đối với mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Để có thể cạnh tranh và xâm nhập sâu rộng vào thị trường của các nước trên thế giới, bản thân chúng ta cũng cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, đặc biệt đối với các thị trường khó tính như châu Mỹ, châu Âu.