Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

       Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
       Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
       Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
       Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)

Câu 1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

    A.
    Tự sự
    B.
    Miêu tả
    C.
    Nghị luận
    D.
    Thuyết minh 

Đáp án: C

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

Xem thêm các câu hỏi cùng đoạn
Câu 2

Theo văn bản, người khiêm tốn thường biểu hiện như thế nào?

    A.
    Hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm
    B.
    Không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại
    C.
    Biết mình, hiểu người
    D.
    Cả ba phương án trên 

Đáp án: D

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.


Câu 3

Biện pháp tu từ nào nổi bật trong đoạn văn thứ nhất? 

    A.
    So sánh
    B.
    Nhân hóa
    C.
    Liệt kê
    D.
    Hoán dụ

Đáp án: C

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Biện pháp tu từ điệp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm,…


Câu 4

Xét theo cấu tạo, câu văn sau thuộc kiểu câu gì “Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.”?

    A.
    Câu đơn
    B.
    Câu ghép
    C.
    Câu rút gọn
    D.
    Câu đặc biệt

Đáp án: C

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Xét theo cấu tạo, câu văn “Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. thuộc kiểu câu rút gọn, rút gọn thành phần chủ ngữ.


Câu 5

Câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây không nói về tính khiêm tốn?

    A.
    Biết người, biết ta trăm trận, trăm thắng!
    B.
    Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự cao
    C.
    Khiêm tốn bao nhiêu vân thấy thiếu/ Tự kiêu một chút đã thấy thừa
    D.
    Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Đáp án: D

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Gần mực thì đen gần đèn thì sáng không nói về tính khiêm tốn.