Giải bài 5 trang 72 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo


Tứ giác nào trong Hình 15 là hình thang cân?

Đã có lời giải SGK Toán lớp 9 - Chân trời sáng tạo (mới)

Đầy đủ - Chi tiết - Chính xác

Đề bài

Tứ giác nào trong Hình 15 là hình thang cân?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình thang cân

Lời giải chi tiết

a) Xét tứ giác \(KGHI\) ta có:

\(\widehat {{\rm{HGK}}} + \widehat {{\rm{GKI}}} = 129^\circ  + 51^\circ  = 180^\circ \)

Mà hai góc ở vị trí trong cùng phía

Suy ra \(GH\;{\rm{//}}\;KI\)

Suy ra \(KGHI\) là hình thang

b)

Ta có:

\(\widehat {M_1} + \widehat {M_2} = 180^0\) (hai góc kề bù)

\(\Rightarrow \widehat{M_2} = 180^0 - \widehat{M_1} = 180^0 - 75^0 = 105^0\)

Xét tứ giác MNPQ có: \(\widehat {M_2} + \widehat N + \widehat P + \widehat Q = 360^0 \Rightarrow \widehat N = 360^0 - \widehat {M_2} - \widehat P - \widehat Q = 360^0 - 105^0 - 75^0 - 105^0 = 75^0\)

Ta có: \(\widehat {M_1} = \widehat N = 75^0\) mà \(\widehat {M_1}\) và \( \widehat N\) ở vị trí so le trong nên MQ //NP suy ra MNPQ là hình thang. 

Mà \(\widehat {M_2} = \widehat Q = 105^0; \widehat {N} = \widehat P = 75^0\) 

Suy ra \(MNPQ\) là hình thang cân

c)

Ta có:

\(\widehat {{\rm{ADC}}} = 180^\circ  - 120^\circ  = 60^\circ \)

Ta có: \(\widehat {{\rm{ADC}}} = \widehat {{A_1}} = 60^\circ \)

Mà hai góc ở vị trí so le trong

Suy ra \(AB\) // \(CD\)

Suy ra \(ABCD\) là hình thang

\(AC = BD\)

Suy ra \(ABCD\) là hình thang cân


Bình chọn:
4.3 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.