Soạn văn 10, ngữ văn 10 Cánh Diều Bài 4: Văn bản thông tin

Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - chi tiết


Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản bàn về bản sắc văn hóa đậm nét thanh lịch và phong phú của người Hà Nội.

Tóm tắt

     Hà Nội là một vùng đất linh thiêng giàu văn hóa đồng thời cũng là trung tâm hội tụ đầy đủ những tinh hoa bản sác của dân tộc từ folklore, lễ hội, dân ca, …đến cách sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội của Hà Nội đều rất phong phú, nhiều dáng vẻ. Bên cạnh đó, phong thái và khí chất của con người Hà Nội cũng rất khác, duyên dáng, phong lưu mà sang trọng. Từ cổ chí kim, trải qua ngàn đời, ngàn năm xây dựng và phát triển, Hà nội vẫn luôn là mảnh đất xinh đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta.

Chuẩn bị

Video hướng dẫn giải

Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị trang 95 SGK Văn 10 Cánh diều

Đọc trước văn bản Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam, tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Hà Nội” và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.

 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản được giới thiệu

- Tìm hiểu trước về ý nghĩa của các tên gọi “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Hà Nội”

- Tìm hiểu nguồn gốc của các tên gọi “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Hà Nội”

- Tìm hiểu thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng, về cuộc đời, sự nghiệp và hoàn cảnh sống

Lời giải chi tiết:

Cách 1

* Thăng Long:

- Ý nghĩa: Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nmghiax là “Rồng”. Được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam.

- Lịch sử: Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã có tổng cộng 16 tên gọi cả tên chính quy và tên không chính quy, như: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội, Tràng An, Phượng Thành, …

* Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.

* Hà Nội: Tên Hà Nội từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Rất có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”. 

Xem thêm
Cách 2

Thăng Long: Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết lý do hình thành tên gọi này như sau: "Mùa Thu, năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long"

Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.

Hà Nội: Trung văn đại từ điển, tập 19 (Đài Bắc 1967, tr.103) cho biết Hà Nội là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Tr.CN - 220 S.CN) nằm phía Bắc Sông Hoàng Hà. Tên Hà Nội từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Rất có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm, nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa”, để đối phó với những điều dị nghị. Chính cách đặt tên đất “dựa theo sách cũ” đã lại được thực thi, sau này, năm 1888 Thành Hà Nội và phụ cận trở thành nhượng địa của thực dân Pháp, tỉnh lỵ Hà Nội phải chuyển tới Làng Cầu Đơ (thuộc Huyện Thanh Oai, Phủ Hoài Đức), cần có một tên tỉnh mới. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng, 3) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”.

Nhà sử học Trần Quốc Vượng: là một nhà nhà sử học, một giáo sư, một nhà khảo cổ học nổi tiếng Việt Nam. Ông được biết đến là một trong những người khởi nguồn cho lịch sử khảo cổ học Việt Nam. Ông được phong hàm Giáo sư vào năm 1980 khi ông 46 tuổi. Trong thời gian đó ông cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học; giám đốc Trung tâm liên văn hoá ĐH Tổng hợp Hà Nội; Trưởng môn Văn hoá học, ĐH Quốc gia Hà Nội, Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, chủ nhiệm CLB Văn hoá ẩm thực Việt Nam, Phó chủ nhiệm CLB Nghề truyền thống Viêt Nam, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hội Sử học Hà Nội.
Niềm đam mê của ông là được đi khắp đó đây đi từ đầu đất nước tới cuối đất nước, đi khắp Á, Âu, ... để phát hiện những nền văn hóa cổ đại khác nhau. Chính vì đi nhiều nên ông đã tích lũy cho mình bao kiến thức và mở rộng tầm nhìn. Giúp ông có thể hoàn thành hàng trăm những bài viết nghiên cứu văn hóa, lịch sử được đăng ở các báo và tạp chí trong và ngoài nước. Không những thế ông còn là một nhà soạn thảo sách nổi tiếng về lịch sử, văn hóa Việt Nam như: Cơ sở khảo cổ học, Cơ sở văn hoá học, Lịch sử Việt Nam,... Những giá trị khoa học mà ông để lại cho nhân loại là những đóng góp quý báo cho nên khoa học lịch sử Việt Nam. Ông xứng đáng được dân gian tôn vinh là một trong “tứ trụ” của ngôi nhà sử học Việt Nam hiện đại "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng).

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 95 SGK Văn 10 Cánh diều

Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung.

Áp dụng kĩ năng đặc biệt để chọn lọc chi tiết.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố:

+ Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích, ... của vũng Đông, Nam, Đoài, Bắc kết tụ chọn lọc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội.

+ Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo lâu đời

+ Văn hoá dân gian không tách rời mà kết hợp, hoà hợp với văn hóa cung đình và được “chính thức hoá" và “sang trọng hoá". Cái sang trọng bao giờ cũng là một sắc thái cần và bắt buộc của văn hoá Thủ đô, văn hoá Thăng Long - Hà Nội. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp: Trữ lượng dân gian phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích; kết tụ, chọn lọc giữa vị trí đắc địa, các lễ hội dân gian, sinh hoạt văn hóa, tôn giáo…

Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố:

- Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú: ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ ích,...toàn bộ trữ lượng văn hóa dân gian ấy được chuyển dồn về trung tâm Hà Nội, kết tụ chọn lọc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khàn mà trở thành folklore Hà Nội.

- Sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, xã hội phong phú về nhiều dạng: nhà nước dân tộc Lý - Trần - Lê nâng các lễ hội đua thuyền. đấu vật, hất phết, tung còn, múa rối nước,...

- Văn hóa dân gian không tác rời mà kết hợp, hòa hợp với văn hóa cung đình và được "chính thức hóa" và "sang trọng hóa".

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 96 SGK Văn 10 Cánh diều

Điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Xác định chi tiết

Xâu chuỗi sự việc, chi tiết từ đó rút ra kết luận

Lời giải chi tiết:

Cách 1

+ Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phương → thông minh, tài hoa

+ Nhu cầu lựa chọn, đòi hỏi và có điều kiện thỏa mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về. Từ đó có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt → biết hưởng thức, tận hưởng, sành ăn, sành mặc.

+ Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học → nhanh nhạy, hiểu biết và mẫn cảm về chính trị - tình cảm.

→Qua thời gian đã mài giũa ra những người con Hà Nội thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Người Hà Nội có truyền thống hiếu học, có điều kiện giao lưu văn hóa xã hội, thu nhận nhanh nhạy các thông tin, sống trong khu vực “mở cửa” cả văn hóa lẫn vật chất, giúp họ vừa làm thầy, làm thợ giỏi, vừa có nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

Những điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội:

- Người Hà Nội là kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài, học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thanh những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi.

- Người Hà Nội sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của hùng anh cứu nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc.

- Người Hà Nội hiếu học, nhờ có điều kiện giao lưu văn hóa xã hội, thu nhận nhanh nhạy liều lượng thông tin khác nhau, trở nên đặc biệt mẫn cảm về chính trị - nhạy cảm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 97 SGK Văn 10 Cánh diều

Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu như thế nào là “hằng số văn hóa”?

Phương pháp giải:

- Đọc nhan đề của văn bản để nắm được nội dung nhan đề của văn bản

- Đọc kĩ toàn bộ văn bản và khái quát thông tin chính trong văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính: Văn hóa Hà Nội là một “hằng số tuyệt vời” của văn hóa Việt Nam.

“Hằng số văn hóa”: Là những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa – văn hóa) cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính: Văn hóa của Thăng Long – Hà Nội.

- “Hằng số văn hóa”: Trong vật lý và toán học, một hằng số là đại lượng có giá trị không đổi. Hằng số văn hóa là những nét văn hóa tiêu biểu, lâu đời, mang tính truyền thống không thể thay đổi ở một địa phương, cụ thể ở đây là Hà Nội.

Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính đó là văn hóa Hà Nội là một "hằng số" của văn hóa Việt Nam.

"Hằng số văn hóa": Những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa - văn hóa) cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc, từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử (và trong tương lai )

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 97 SGK Văn 10 Cánh diều

Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?

Phương pháp giải:

- Nắm được khái niệm đề tài

- Đọc kĩ nhan đề và từng phần của văn bản để thâu tóm nội dung toàn văn bản và các chi tiết trong văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Đề tài của văn bản: Viết về văn hóa Việt Nam – cụ thể là văn hóa Hà Nội.

- Dấu hiệu xác định

+ Thông qua nhan đề của văn bản

+ Thông qua các chi tiết, thông tin trong văn bản

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Đề tài: Văn hóa và con người Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

- Qua hai mục trong văn bản, ta dễ xác định được đề tài của văn bản do văn hóa và con người Hà Nội được miêu tả, phân tích và tìm hiểu kĩ lưỡng.

Đề tài của văn bản là: văn hóa Hà Nội. Em xác định được thông qua nhan đề của văn bản, các thông tin, nội dung có trong văn bản.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 97 SGK Văn 10 Cánh diều

Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nào?

Phương pháp giải:

- Đọc toàn bộ văn bản để nắm được nội dung khái quát của văn bản

- Đọc kĩ từng phần của văn bản để nắm được thông tin chính của mỗi phần và chỉ ra những phương diện được làm rõ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Văn bản được chia làm 2 phần:

- Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội

- Phương diện nội dung: 

+ Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý – Trần; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê.

+ Các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: Sự kết hợp giữa yếu tố Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình.

- Phương diện hình thức: Dấu ngoặc đơn (dùng để chú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)

- Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

- Phương diện nội dung: 

+ Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (Từ lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy giỏi; đến nảy sinh nhu cầu lựa chọn; đến hình thành mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô; rồi trở nên sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, làm ăn tài …)

+ Trích những câu thơ, câu thành ngữ. tục ngữ để bổ sung, làm rõ nội dung

- Phương diện hình thức: Các dòng chữ in nghiêng (giúp người đọc dễ xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin); dấu ngoặc đơn (dùng để chú giải)

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Nội dung từng phần:

+ Hà Nội cùng những nét văn hóa đặc biệt

+ Con người Hà Nội với nếp sống thanh lịch, có năng lực.

Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nội dung và hình thức:

- Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội.

+ Nội dung: lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử, nhà nước dân tốc; các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội.

+ Hình thức: dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ).

- Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

+ Nội dung: những nguyên nhân giải thích lí do cho sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội; trích những câu thơ, ca dao, tục ngữ để làm sáng tỏ cho nội dung.

+ Hình thức: chữ in nghiêng; dấu ngoặc đơn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 97 SGK Văn 10 Cánh diều

Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy?

Phương pháp giải:

- Đọc và tìm hiểu kĩ văn bản.

- Chú ý đến những lĩnh vực được tác giả huy động để làm rõ đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội.

- Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của các lĩnh vực được sử dụng trong văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực như: Lịch sử, địa lí, …

Cụ thể:

- Lĩnh vực lịch sử: 

+ Triều đình Lý Trần đưa việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Phù Đổng, Hai Bà Trưng, …

+ Nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê lại nâng các lễ hội đua thuyền, đấu vật, hất phết, …

+ Thành phố Rồng Bay có trường cao cấp về Văn (Quốc Tử Giám), về Võ (Giảng Võ Đường) từ thế kỉ XI…

- Lĩnh vực địa lý:

+ Hà Nội, như các nhà địa lý học nhận định, là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng…

+ Đông, Nam, Đoài, Bắc, mỗi vùng đều có một trữ lượng Folklore, …

+ Các địa danh: Hồ Tây – Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán, …

- Văn hóa, xã hội

+ Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài, …

+ Hình thành một mạng lưới làng quê sản xuất…

- Văn học

+  Khéo léo tay nghề, đất lề Kẻ Chợ …

+ Gắng công kén được Cốm Vòng/ Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

+ Bán mít chợ Đông/Bán hồng chợ Tây/…

+ Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây; giò Chèm, nem Vẽ, …

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Thông tin địa lí: vị trí địa lí của Hà Nội, những sông hồ, núi, …

- Thông tin văn học: trữ lượng dân gian phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca…trích dẫn các câu ca dao, ngạn ngữ…

- Thông tin về văn hóa: các lễ hội dân gian, tôn giáo…

Về lịch sử: triều đình Lý Trần đưa việc thờ cúng các anh hùng dân tốc như Phù Đổng,...về giữa phố phường và xóm trại ven đô; nhà nước dân tộc Lý - Trần - Lê lại nâng các lễ hội đua thuyền. đấu vật, hất phết, tung còn,...phục trang sang trọng hơn.

Về địa lí: Hà Nội, như các nhà địa lí học nhận định,...trung tâm đầu não của cả nước; Đông, Nam, Đoài, Bắc, mỗi vùng đều có một trữ lượng folklore,..

Về văn hóa, xã hội: trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí,...làm thầy cũng giỏi.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 97 SGK Văn 10 Cánh diều

Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết?

Phương pháp giải:

- Nắm được lý thuyết của các phương thức biểu đạt (tự sự, biểu cảm, nghị luận, …)

- Đọc kĩ văn bản để chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố trong bài viết

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Văn bản sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức như: tự sự, nghị luận

- Phương thức tự sự: Kể về sự hình thành của văn hóa Hà Nội

- Phương thức nghị luận: Đưa ra những luận cứ để minh chứng cho nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

→ Làm cho bài viết có tính xác thực, có căn cứ rõ ràng, thuyết phục người đọc trong quá trình truyền thụ thông tin trong văn bản.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với phương thức nghị luận.

- Với mỗi đề mục, tác giả thường nêu ra chủ đề chính tương ứng với luận điểm, các câu văn sau tập trung làm sáng tỏ điều đó.

Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức tự sự và nghị luận.

Phương thức tự sự: kể về sự hình thành của văn hóa Hà Nội.

Phương thức nghị luận: đưa ra những luận điểm, dẫn chứng để làm sáng tỏ nội dung về sự hình thành lên nếp sống thanh lịch, tao nhã của người Hà Nội.

Mục đích: giúp cho văn bản có tính xác thực, thuyết phục được người đọc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 97 SGK Văn 10 Cánh diều

Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức mới nào? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hóa Hà Nội được nói tới trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc của văn hóa vùng miền hoặc quê hương em?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản, nhận biết được những kiến thức mới phục vụ cho bản thân

- Biết được những đặc điểm văn hóa Hà Nội được nhắc đến trong bài, chỉ ra đặc điểm thích nhất

- Nắm được văn hóa vùng miền của quê hương mình, chỉ ra những nét đặc sắc của văn hóa đó

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Văn bản đã mang đến cho em những thông tin về văn hóa Hà Nội: Về sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

- Đặc điểm em thích nhất của văn hóa Hà Nội được nhắc đến trong bài là: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (người Hà Nội “sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của anh hùng cả nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc”…) → Điều này đã nói lên sự khác biệt, chỉ có thể bắt gặp ở con người Hà Nội mà không thể là bất kì một địa phương nào khác.

- Một số nét đặc sắc của văn hóa vùng dân tộc Tây Bắc

  + Văn hóa nông nghiệp Tây Bắc: Những phần ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới vực sâu khiến vùng đất này thêm phần đặc biệt

  + Văn hóa ẩm thực: Những món ăn tại đây thường được chế biến với hương vị đậm đà, mùi vị khác biệt, trở thành đặc sản đối với bất cứ du khách nào khi ghé thăm. Những món ăn độc – lạ phải kể đến như: Canh da trâu, chẩm chéo, cơm lam nấu trong ống tre, rượu sâu chít hay các loại quả đặc trưng khác…

  + Trang phục truyền thống: Đối với đồng bào vùng Tây Bắc, những bộ trang phục của họ theo truyền thống để tạo nên bản sắc dân tộc riêng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Văn bản đã đem đến cho người đọc những kiến thức từ cơ bản đến chi tiết về văn hóa, con người ở Hà Nội, đây không chỉ là sự giao thoa, tập trung của văn hóa, mà còn là hằng số văn hóa riêng biệt, không thay đổi và có thời gian hình thành lâu đời.

- Một số nét đặc sắc về văn hoá của quê hương em:

+ Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc, Việt Nam.

+ Cố đô Hoa Lư là nơi tọa lạc hai ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, là kinh đô một thời của 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý.

+ Văn hóa ca nhạc cổ truyền của Ninh Bình còn được thể hiện qua các dòng nhạc cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bình bán, kim tiền, múa rồng, lưu thủy hay chọi gà, sư tử… vẫn được diễn ra hàng năm mang đậm nét dân gian và sắc thái văn hóa dân tộc.

+ Một trong những nét đặc trưng của văn hóa lễ hội Ninh Bình nằm ở văn hóa của các tao nhân mặc khách khi du khách có dịp đi qua vùng đất sơn thanh thuỷ tú Ninh Bình. Nơi đây có hiện tượng lưu lại nét bút của danh nhân hay còn gọi là "Di mặc danh nhân”.

+ Văn hóa ẩm thực Ninh Bình cũng có những nét riêng với vẻ đẹp của nền văn minh lúa nước, văn hóa sông Hồng. Kim Sơn nổi tiếng với rượu Kim Sơn, bát bún mọc hay ly rượu nếp Lai Thành…

Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức về văn hóa Hà Nội cùng với sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội. Đặc điểm  của văn hóa Hà Nội được đề cập trong bài mà em thích nhất đó là người Hà Nội là kết quả của tinh hoa bốn phương hội tụ, là người lao động giỏi, làm thợ giỏi và làm thầy cũng giỏi. Đó là đặc điểm cho em thấy được người Hà Nội đã duy trì và tiếp thu một cách chọn lọc nhất những điều tốt đẹp nhất cũng như những kiến thức, văn hóa để trong cuộc sống họ có một cách sống vô cùng đặc trưng.

Một số điểm đặc sắc về văn hóa ở quê hương Yên Bái của em: vào dịp Tết hay trong các lễ cưới truyền thống, người Mông Yên Bái thường hát dân ca và múa khèn, những làn điệu hát ru, hát đối, hát đố, hát giải, dân vũ... phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Cánh Diều - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.