Soạn bài Sông Đáy SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn


Đọc trước bài thơ Sông Đáy và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Quang Thiều. Em biết những bài thơ, bài hát nào viết về con sông quê hương? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ… mà những bài thơ, bài hát đó gợi ra cho em là gì?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc trước bài thơ Sông Đáy và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Quang Thiều. 

Phương pháp giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải chi tiết:

- Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ. 

- Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. 

- Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

- Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc.

Xem thêm cách soạn khác

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Em biết những bài thơ, bài hát nào viết về con sông quê hương? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ… mà những bài thơ, bài hát đó gợi ra cho em là gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào những bài hát, bài thơ em đã từng được nghe hoặc tìm kiếm trên internet, sau đó đưa ra ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ: Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Bên sông nắng rụng (Phạm Hùng), Nhớ sông quê! (Hoàng Minh Tuấn), Khúc hát dòng sông (Phan Thu Hà).

- Bài hát: Người con gái sông La, Khúc hát sông quê, Con sông tuổi thơ tôi, Câu hò trên bến Hiền Lương.

- Đây đều những bài thơ, bài hát gợi cho người đọc những cảm xúc nhớ nhung về quê hương, về con sông tuổi thơ của mỗi người.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý mối quan hệ giữa hình ảnh lưng mẹ và “mảnh sông đêm”.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ một, hiểu được hình ảnh lưng mẹ và “mảnh sông đêm”. Từ đó so sánh để thấy mối quan hệ giữa hai chi tiết.

Lời giải chi tiết:

Lưng mẹ và “mảnh sông đêm” có mối quan hệ chặt chẽ, người con ngủ trên lưng mẹ, vững chãi ấm áp luôn che chở bảo vệ cho người con. Cũng như dòng sông luôn bảo vệ che chở cho quê hương, cho người dân. 

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông” gợi cho em liên tưởng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ ba, đưa ra nội dung của hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông”, từ đó liên tưởng đến điều gì?

Lời giải chi tiết:

Liên tưởng những giọt nước mắt đó như con sông quê hương. Gợi cho mỗi người đọc nỗi niềm nhớ thương về quê hương của mình.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tại sao điệp ngữ “Sông Đáy ơi” được lặp lại khổ 3, 4?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thứ ba và bốn, chú ý điệp ngữ và nội dung thể hiện của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Nhấn mạnh cái tình cảm nhớ nhung không thể nào quên trong lòng tác giả. Nó khắc sâu vào trái tim để rồi khắc khoải không quên. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ này cùng với cách chấm câu trong bài thơ có tác dụng gì đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, chú ý cấu trúc các câu, số tiếng trong một dòng để xác định thể thơ. Từ đó nhận xét về cách lựa chọn thể thơ và dấu chấm câu với thể hiện cảm xúc của tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do. 

- Giúp cho mạch thơ cùng mạch cảm xúc của bài rất tự nhiên, đã thể hiện rõ nét tình cảm của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, tìm những hình ảnh sông Đáy xuất hiện trong bài thơ để thấy được mốc thời gian của nhân vật trữ tình, cách sắp xếp các mốc thời gian đó như thế nào. Tác giả sắp xếp như vậy nhằm mục đích gì?

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình từ ký ức đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

- Trình tự thời gian này giúp cho mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét và chi tiết hơn. 

- Thể hiện được những kỉ niệm vui buồn từ khi xa quê đến ngày trở về của tác giả. Qua đó đã nhấn mạnh hơn mối quan hệ mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, đếm số lần xuất hiện của hình ảnh “mẹ”. Hình tượng đó nhằm thể hiện điều gì? (dựa vào nội dung chính của bài thơ)

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh người mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ

→ Giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình tượng “em” mang lại những cảm xúc gì về sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, hiểu được ý nghĩa của hình tượng “em” (dựa vào nội dung chính của bài thơ).

Lời giải chi tiết:

Trong quá khứ, sông Đáy là nơi mà “em” đã cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hẹn hò, nơi đây chính là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, tuy nhiên, đó cũng là đoạn tình cảm mà tác giả rất trân trọng và ghi nhớ trong tim. Khi giờ đây trở về, sông Đáy chỉ còn mẹ đứng chờ mình, còn “em” thì không thấy đâu.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, chỉ ra yếu tố tượng trưng trong bài thơ và nêu vai trò của nó với nội dung chính của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em ấn tượng nhất là hình tượng con sông Đáy. Có thể nói, đây là một nhân vật chính trong bài thơ, được lấy làm tên tác phẩm.

-  Trong bài thơ, sông Đáy mang lại nhiều vai trò và ý nghĩa khác nhau. Đôi lúc nó là một phần quê hương, là tình mẫu tử thiêng liêng. Đôi lúc nó là tình yêu, là một người bạn cùng trò chuyện, níu giữ những kỉ niệm cuộc đời với tác giả.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, từ nội dung của bài thơ kết hợp với vốn kiến thức thực tế của bản thân trình bày suy nghĩ về tình yêu thương quê hương. 

Lời giải chi tiết:

-Tình yêu với quê hương không chỉ được vun đắp từ nhỏ, qua những câu ca dao, tục ngữ, qua những câu hát, câu ru mà còn cả qua những bài học. 

- Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam, nó đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Do đó, có thể khẳng định rằng dù đời sống hiện nay có nhiều thay đổi thì tình cảm với quê hương, đất nước của con người chắc chắn sẽ không bao giờ thay đổi. Thứ tình cảm đó sẽ luôn được gìn giữ và phát huy đến muôn đời. 

Xem thêm cách soạn khác


Bình chọn:
3.7 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Cánh diều - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.