Soạn bài Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn


Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút ấy?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút ấy?

Phương pháp giải:

Đưa ra suy luận của em.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ được trau chuốt kỹ càng

- Ý nghĩa ẩn dụ phía sau câu từ

- Những bài học nhân sinh rút ra từ tác phẩm.

Xem thêm cách soạn khác

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?

Phương pháp giải:

Trình bày quan điểm của em.

Lời giải chi tiết:

Một tác phẩm luôn có rất nhiều tầng nghĩa và cách hiểu khác nhau, phải đọc đi đọc lại mới có thể hiểu được hết những ý nghĩa ấy.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tác giả quan niệm đọc văn là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu được thế giới, đi tìm ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa cuộc đời.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Các cách diễn đạt “vì thế”, “mới thực sự là”, “vậy nên”, “thực tế cho thấy” có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Liên kết câu văn và tăng tính thuyết phục cho các lập luận được nêu ra.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 68, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Theo tác giả, đọc văn là cuộc chơi. Phải chăng đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó

- Mặt khác, người đọc cũng có quyền liên tưởng và lý giải, miễn sao không phương hại đến tính toàn vẹn của tác phẩm.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 68, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Cách nêu bằng chứng trong văn bản này có gì khác với văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”

Phương pháp giải:

Nhớ lại văn bản đã được học và so sánh sự khác nhau.

Lời giải chi tiết:

- Văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”, dẫn chứng được liệt kê dày đặc hơn, xuyên suốt các đoạn văn trong văn bản.

- Văn bản này, số lượng dẫn chứng ít hơn và phân bổ tập trung hơn.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Quá trình đi tìm ý nghĩa của văn bản thông qua hoạt động đọc.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em hãy chỉ ra các luận điểm trong văn bản. Các luận điểm đó có tác dụng làm rõ những khía cạnh nào của luận đề?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Văn học có một đặc điểm quan trọng là mang ý nghĩa tiềm ẩn.

- Có nhiều phương pháp khác nhau để nắm bắt ý nghĩa văn bản.

- Ý nghĩa của văn bản có mối liên hệ mật thiết với cuộc đời.

- Thưởng thức văn học cũng cần tuân theo quy luật để không làm phương hại tới tính toàn vẹn của tác phẩm.

- Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kỳ.

- Đọc văn là nền tảng của học văn.

=> Tác dụng: làm rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, cũng như các khía cạnh khác nhau.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn nào trong văn bản giúp em hiểu rõ về vấn đề này?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Câu văn: “Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong văn bản mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản và cuộc đời”.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải như thế nào về việc đọc văn?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tác giả lí giải việc đọc văn cũng như một trò chơi, khi tham gia vào trò chơi thì cần tuân thủ những luật chơi nhất định.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” ở đoạn (3) đã được tác giả làm sáng tỏ như thế nào? Em hãy bổ sung một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của chính mình.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và lấy bằng chứng từ trải nghiệm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Luận điểm đã được tác giả làm sáng tỏ thông qua các lý lẽ và dẫn chứng như:

+ Ý nghĩa văn bản nằm trong mối liên hệ nhiều mặt với cuộc đời.

+ Văn học không ngừng biến động, lớn lên.

+ Tác phẩm có nhiều tầng nghĩa.

+ Mỗi lần đọc, mỗi cách đọc lại mở ra một cách hiểu khác nhau.

+ Tác phẩm giàu có lên trong tình yêu văn học của mọi người.

- Bổ sung bằng chứng từ trải nghiệm: Trước kia khi đọc văn bản Tôi đi học thấy thật bình thường, giản dị. Bây giờ đọc lại thấy ngày đầu đi học bỗng thiêng liêng và ý nghĩa biết bao.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong đoạn (4) có câu: “Thưởng thức văn học cũng có quy luật”. Câu văn đó nhắc nhở em điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn văn và nêu suy nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Khi đọc văn bản cần dựa trên cấu trúc và những quy luật nhất định của “trò chơi”.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) có gì khác với những đoạn còn lại?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Vì khi chưa đọc thì tác phẩm chỉ là một khách thể nhưng khi đã đọc thì khách thể biến mất, nhường chỗ cho thế giới hình tượng và chuyển vào bên trong nội tâm của người đọc.

- Giọng văn đoạn (5) nhẹ nhàng theo hướng chia sẻ, tâm tình với bạn đọc.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 8

Câu 8 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6). Mối quan hệ đó làm rõ ý nghĩa gì của việc đọc văn?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn 5 và đoạn 6 có mối quan hệ logic và bổ sung cho nhau.

- Mối quan hệ đó làm rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc văn.

Xem thêm cách soạn khác

Viết

(trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Vì sao có thể nói “không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”? Em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời câu hỏi đó.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn trình bày quan điểm của em.

Lời giải chi tiết:

Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong. Bởi lẽ, ẩn sau mỗi tác phẩm văn học là những bài học đa tầng có mối liên hệ đa dạng với nhiều mặt khác nhau của đời sống. Nó có thể được thể hiện một cách trực tiếp nhưng cũng có thể được thể hiện một cách gián tiếp qua những câu chuyện, lời nói, những câu văn, câu thơ hay từng dấu câu được tác giả sử dụng. Đọc một lần, chúng ta có thể nắm khái quát được nội dung của của tác phẩm nhưng không một ai dám khẳng định mình hiểu sâu, hiểu kỹ từng chi tiết, dụng ý của tác giả ẩn sau những câu văn, câu thơ... Vì vậy mà khi đọc một tác phẩm bất kì nào đó, chúng ta phải đọc nhiều lần, ngẫm nghĩ thật nhiều để cảm nhận được hết cái hay, cái thú vị ẩn sau mỗi tác phẩm. Từ đó, dần hình thành và bồi đắp nhân sinh quan, thế giới quan, hiểu hơn về chính mình và thế giới xung quanh.

Xem thêm cách soạn khác


Bình chọn:
4.1 trên 10 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.