Lý thuyết Lực tương tác giữa các điện tích - Vật Lí 11 Cánh diều


Lực hút và lực đẩy giữa các điện tích Định luật Coulomb (Cu-lông)

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

BÀI 1. LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH

I. Lực hút và lực đẩy giữa các điện tích

1. Điện tích

- Vật bị nhiễm điện còn được gọi là vật mang điện hoặc vật tích điện.

- Có hai loại điện tích, một loại được gọi là điện tích dương, một loại là điện tích âm.

- Các vật tích điện có thể có kích thước khác nhau. Ta gọi một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách đến điểm đang xét là một điện tích điểm.

2. Tương tác giữa các điện tích

- Sự hút hoặc đẩy giữa các điện tích được gọi là sự tương tác điện.

- Các điện tích trái dấu thì hút nhau, các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.

- Ngoài hiện tượng nhiễm điện do ma sát thì chúng ta còn thấy có hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng: các vật đã tích điện có thể hút các vật chưa tích điện, vật chưa tích điện ban đầu trung hoà về điện, khi đưa một vật khác đã tích điện âm (hoặc dương) lại gần một đầu của vật chưa tích điện thì điện tích dương (hoặc âm) bị đẩy về phía của vật tích điện nên vật chưa tích điện bị hút về phía của vật tích điện. Khi lấy vật tích điện đi thì vật chưa tích điện lại trở về trạng thái trung hoà điện.

 

II. Định luật Coulomb (Cu-lông)

1. Lực tương tác giữa các điện tích đặt trong chân không

- Nội dung định luật: Lực hút hoặc đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

Trong đó:

- F được đo bằng đơn vị niuton (N)

- r là khoảng cách được đo bằng đơn vị mét (m)

- q1 và q2 là điện tích được đo bằng đơn vị culông (C)

- \({\varepsilon _0} = 8,{85.10^{ - 12}}\frac{{{C^2}}}{{N{m^2}}}\) là hằng số điện

- k là hệ số, \(k = \frac{1}{{4\pi {\varepsilon _0}}} = {9.10^9}\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\)

2. Lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong điện môi (chất cách điện)

Biểu thức định luật Coulomb: Khi đặt các điện tích điểm trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác điện giữa chúng giảm đi ε lần so với khi đặt chúng trong chân không. Đại lượng ε được gọi là hằng số điện môi của môi trường.

\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)

Sơ đồ tư duy về “Lực tương tác giữa các điện tích”

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 11 - Cánh diều - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.