SBT Văn 8 - giải SBT Ngữ văn 8 - Cánh diều Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ - SBT Ngữ văn 8 Cánh diều

Giải Bài tập Viết trang 24 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều


Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì? Tìm hiểu ngữ liệu trong SGK, trang 50 theo yêu cầu của phiếu học tập sau:

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1

Câu 1 (trang 25, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì? 

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn để chọn đáp án.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

2

Câu 2 (trang 25, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Tìm hiểu ngữ liệu trong SGK, trang 50 theo yêu cầu của phiếu học tập sau: 

PHIẾU HỌC TẬP 

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: 

“Khi cha tôi còn sống, không biết cha tôi đã dạy truyền miệng cho tôi lúc nào mà tôi thuộc lòng, xúc động và nhớ mãi những câu thơ sau đây trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: 

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, 
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú 
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Trong trí tưởng tượng, Bà Huyện Thanh Quan đã đưa tôi đến Đèo Ngang dùng vào buổi chiều tà. Chỉ có hai người trên đỉnh đèo mà ngắm cảnh “Có cây chen đá, lá chen hoa". Ngoài sân gác thượng, trước chỗ cha tôi nằm, có mấy cây si, đinh lăng trồng trong chậu và ít được tưới tắm nên càng khẳng khiu, một núi non bộ cũng vì cảnh làm ăn của nhà tôi sa sút nên mốc rêu và nhiều khi tưởng chết khô hết cả mấy núi có cây ghép đá. Nhưng với cảnh cây cô và núi non này, tôi đã tưởng tượng thêm ra sự heo hút của những câu thơ trên kia. Tuổi lên bảy, lên tám của tôi khi ấy lại còn được những rung động này nữa:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Không ai bày cách cho tôi cảm xúc, nhưng tôi cứ nghe thấy những tiếng đanh đanh khắc khoải “cuốc cuốc” vang lên. Và hai tiếng “non, nước” dào dạt như có sóng. Sau đó, cả cảnh vật đều lặng đi để dâng lên một cái gì bảng bạc và trong trắng như sương tuyết.”.

(Theo Nguyên Hồng. Một tuổi thơ văn, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2006)

a. Nếu hai chi tiết trong bài thơ mà tác giả tập trung thể hiện cảm nghĩ.

b. Đánh dấu các từ ngữ, câu văn trong văn bản thể hiện các hội thông tin dưới đây và nối các hộp thông tin đó với phần văn bản đã được đánh dấu.

- Từ ngữ bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả

- Các câu văn miêu tả những tưởng tượng mà bài thơ gợi ra trong cảm nhận của tác giả

- Các câu văn miêu tả những liên tưởng mà bài thơ gợi ra trong cảm nhận của tác giả

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

a, Tác giả tập trung thể hiện cảm nghĩ về hai chi tiết trong bài thơ: Chi tiết về khung cảnh “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” và chi tiết về âm thanh của tiếng chim cuốc cuốc trong câu thơ: “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc”. 

b, - Từ ngữ bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả: thuộc lòng, xúc động, nhớ mãi, rung động. 

- Các câu văn miêu tả những tưởng tượng mà bài thơ gợi ra trong cảm nhận của tác giả: “Không ai bày…. trong trắng như sương tuyết”.

- Các câu văn miêu tả những liên tưởng mà bài thơ gợi ra trong cảm nhận của tác giả: “Ngoài sân…. sự heo hút của những câu thơ trên kia”. 

3

Câu 3 (trang 26, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Những nội dung nào cần chú ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ sáu chữ, bảy chữ? 

A) Đọc kĩ bài thơ để hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm 

B) Chọn yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng cho em 

C) Tìm đọc các bài cảm nhận, phân tích về bài thơ, ghi lại các từ khóa thể hiện cảm xúc của người viết và sử dụng chúng để diễn đạt cảm xúc của em về bài thơ 

D) Viết đoạn văn nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về bài thơ (hoặc đoạn thơ, khổ thơ,...) và làm rõ vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ như vậy 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và thực hiện yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

4

Câu 4 (trang 26, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Hãy phát triển dàn ý được nêu trong SGK, trang 51 cho đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư.

Phương pháp giải:

Phát triển dàn ý theo hướng dẫn.

Lời giải chi tiết:

- Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nội dung hay nghệ thuật ở dòng khí đoạn thơ hoặc bài thơ (Ấn tượng sâu sắc với ba hình ảnh thể hiện về người mẹ trong kí ức của nhà thơ, nắng mới do đo – nét cười đen nhánh )

- Thân đoạn. Nếu cụ thể cảm xúc, suy nghĩ của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đã xác định ở mở đoạn:

+ Ba hình ảnh khiến người đọc như "chạm" vào nỗi nhớ, làm cho người thể hiện lên thật rõ nét, tươi tắn, sáng bừng trong kí ức hoài niệm: mẹ xuất hiện trong không gian năng đấu mùa sáng đẹp, trong tiếng reo náo nức của nắng. Tầm áo đó mẹ đến trước giậu phơi làm rực rỡ cả không gian, phản chiếu sắc hồng lên gương mặt thiên ấm áp, thân thương. Nét cười đen nhánh của mẹ hoả với màu đỏ của sắc áo trào tươi của nắng mới. Đây cũng là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa với hàm răng nhuộm đen nhưng nhức, đều, in, bóng...

+ Ba hình ảnh được “nhìn” từ ánh mắt của em bé thuở lên mười, được nhìn lại trong thế giới trống rỗng của “những ngày không" trong hiện tại đã trở thành kí ức sâu sắc, dường như càng qua thời gian thì càng rõ nét hơn trong tâm hồn tác giả.

- Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đã trình bày.

5

Câu 5 (trang 26, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Tự ra hai đề bài tương tự như đề bài được nêu trong mục 2.1. Thực hành viết theo các bước (SGK, trang 51). Chọn một trong hai đề để lập dàn ý.

Phương pháp giải:

Tự ra đề bài và lập dàn ý.

Lời giải chi tiết:

1. Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư.

2. Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ sau khi đọc bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư.

Mở đoạn

Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ (Em có thích bài thơ hay không, em nghĩ gì về bài thơ này).

Thân đoạn

Nêu cụ thể cảm nhận, suy nghĩ của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.

+ ND: Nói về hình ảnh người mẹ trong quá khứ, tình cảm người con dành cho mẹ.

+ NT: thể thơ bảy chữ, hình ảnh thơ gần gũi, giản dị, phép nhân hóa đặc sắc, âm điệu da diết lắng sâu, các thanh bằng trắc, các từ láy giàu giá trị biểu cảm,…

Kết đoạn

Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc đã trình bày.

6

Câu 6 (trang 26, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Hãy chọn trong số các dàn ý mà em đã phát triển (bài tập 4) hoặc đã lập (bài tập 5) để viết thành đoạn văn. Tự đọc và chỉnh sửa theo gợi ý của mục d (SGK, trang 51). 

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư đã mang tới cho em nhiều cảm xúc thật đặc biệt. Trong bài thơ có rất nhiều hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong đó có ba hình ảnh khiến người đọc như "chạm" vào nỗi nhớ, làm cho người thể hiện lên thật rõ nét, tươi tắn, sáng bừng trong kí ức hoài niệm: mẹ xuất hiện trong không gian năng đấu mùa sáng đẹp, trong tiếng reo náo nức của nắng. Tấm áo đó mẹ đến trước giậu phơi làm rực rỡ cả không gian, phản chiếu sắc hồng lên gương mặt thiên ấm áp, thân thương. Nét cười đen nhánh của mẹ hoả với màu đỏ của sắc áo trào tươi của nắng mới. Đây cũng là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa với hàm răng nhuộm đen nhưng nhức, đều, in, bóng... Ba hình ảnh được “nhìn” từ ánh mắt của em bé thuở lên mười, được nhìn lại trong thế giới trống rỗng của “những ngày không" trong hiện tại đã trở thành kí ức sâu sắc, dường như càng qua thời gian thì càng rõ nét hơn trong tâm hồn tác giả. Qua đó, thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp của người Việt Nam, đó là tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu sắc. 

7

Câu 7 (trang 26, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Viết bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ theo đề tài tự chọn (về quê hương, gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp,...) theo hướng dẫn trong SGK, trang 52.

Phương pháp giải:

Viết bài theo hướng dẫn.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo

Quê hương (thơ Tế Hanh)

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông...

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Ngày hôm nay, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe"

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.