Đề bài

Cho hình vẽ sau. Biết MN // BC, AM = 2cm, BM = 3cm, AN = 3cm. Độ dài đoạn thẳng NC bằng:

  • A.
    3cm.
  • B.
    4,5cm.
  • C.
    2,5cm.
  • D.
    4cm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào định lí Thales trong tam giác.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí Thales vào tam giác ABC có MN // BC, ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{{AM}}{{BM}} = \frac{{AN}}{{NC}}\\\frac{2}{3} = \frac{3}{{NC}} \Rightarrow NC = 3:\frac{2}{3} = 4,5\left( {cm} \right)\end{array}\)

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho hàm số \(y =  - 2x + 1\) (1).

a) Chứng minh các điểm \(A\left( {0;1} \right)\) và \(B\left( {\frac{3}{2}; - 2} \right)\) thuộc đồ thị của hàm số (1) trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

b) Biểu diễn A và B trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

c) Tìm tọa độ điểm C nằm trên trục hoành và thuộc đồ thị của hàm số (1) trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

Bài 2 :

Học sinh khối 8 ở một trường góp tiền để làm một album ca nhạc Tết Nguyên Đán 2024. Một phòng thu âm cho biết giá sản xuất đĩa gốc là 10 triệu đồng và mỗi đĩa in sao là 60 000 đồng.

a) Gọi x là số đĩa cần in sao và y là số tiền học sinh khối 8 phải trả (bao gồm tiền đĩa in sao và một đĩa gốc). Hãy biểu diễn y theo x. Hỏi y có phải là hàm số bậc nhất không? Vì sao?

b) Các bạn khối 8 cần góp bao nhiêu tiền để in được 150 đĩa sao và một đĩa gốc?

Bài 3 :

Giữa hai điểm \(B\) và \(C\) bị ngăn cách bởi hồ nước (như hình dưới). Hãy xác định độ dài \(BC\) mà không cần phải bơi qua hồ. Biết rằng đoạn thẳng \(KI\) dài \(30m\) và \(K\) là trung điểm của \(AB\), \(I\) là trung điểm của \(AC\).

Bài 4 :

Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi O là trung điểm của AC. Trên tia BO lấy điểm D sao cho O là trung điểm của BD.

a) Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành.

b) Trên tia BA lấy điểm E sao cho A là trung điểm của BE. Chứng minh rằng AC = ED.

c) Qua O kẻ OM, ON lần lượt là phân giác của các góc BOA và BOC (\(M \in AB,N \in BC\)).

Chứng minh rằng MN // AC và BO đi qua trung điểm của MN.

Bài 5 :

Cho đường thẳng d: y = mx + m – 1. Tìm m để d cắt Ox tại A và cắt Oy tại B sao cho tam giác AOB vuông cân.

Bài 6 :

Hàm số nào sau đây là hàm số bậc nhất?

Bài 7 :

Hệ số góc của hàm số \(y =  - x - 3\) là:

Bài 8 :

Một người cao 1,5 mét có bóng trên mặt đất dài 2,1 mét. Cùng lúc ấy, một cái cây gần đó có bóng trên mặt đất dài 4,2 mét. Tính chiều cao của cây.

Bài 9 :

Cho tam giác ABC có P, Q lần lượt là trung điểm của AB và AC. Biết BC = 10cm. Ta có: