Bài 26. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo


Dựa vào hình 26.1, bảng 26.1 và thông tin trong bài, hãy: Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc từ 1949 đến nay. Trình bày đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc: quy mô, tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giải thích nguyên nhân. Trình bày vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I

Dựa vào hình 26.1, bảng 26.1 và thông tin trong bài, hãy:

  • Tóm tắt  tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc từ 1949 đến nay.

  • Trình bày đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc: quy mô, tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giải thích nguyên nhân.

  • Trình bày vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc từ 1949 đến nay

  • Năm 1949, nước CHND Trung Hoa thành lập. 

  • Giai đoạn 1949 – 1978, tạo ra những cải cách nội bộ với trọng tâm là ý thức hệ, thống nhất và thay đổi tư duy dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông.

  • Năm 1978, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình là người khởi xướng công cuộc cải cách và mở cửa, được phát động ban đầu với tên gọi “Bốn hiện đại” trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc  nhiều biến động.

  • Từ đây, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tích đáng kể.

  • Sau 4 thập kỷ (Từ 1978) tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 9-10%, quy mô kinh tế Trung Quốc lần lượt vượt qua Đức (năm 2008) và Nhật Bản (năm 2010), vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ.

  • GDP Trung Quốc tăng từ 54.000 tỉ nhân dân tệ (8.130 tỉ USD) năm 2012 lên 90.000 tỉ nhân dân tệ (hơn 13.000 tỉ USD) năm 2018, đóng góp trên 30% cho tăng trưởng GDP toàn cầu.

* Đặc điểm chung của kinh tế Trung Quốc

  • Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, nhờ đó giải quyết tốt vấn đề lương thực cho hơn 1,4 tỉ người.

  • Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (từ 1995 - 2001 tốc độ tăng hàng năm trên 7%), sản lượng của nhiều ngành như lương thực, than, điện năng đứng hàng đầu thế giới.

* Vị thế kinh tế của Trung Quốc

  • Tính đến năm 2020, Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới với tài sản ròng lên đến 120 nghìn tỉ USD so với 90 nghìn tỉ USD của Mỹ.

  • Hiện nay, Trung Quốc đã vượt lên là quốc gia có quy mô GDP thứ 2 thế giới.

  • Từ năm 2013, Trung Quốc đã trở thành quốc gia hàng đầu trên toàn cầu về doanh số bán rô-bốt công nghiệp. 

  • Về kinh tế đối ngoại, thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc năm 2020 đã lên mức cao nhất mọi thời đại, đạt 2,6 nghìn tỷ USD.

? mục II 1

Dựa vào hình 26.2, bảng 26.2 và thông tin trong bài, hãy:

  • Cho biết tình hình phát triển của ngành công nghiệp ở Trung Quốc.

Nhận xét đặc điểm phân bố các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển các ngành công nghiệp ở Trung Quốc

  • Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu và tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc.

  • Ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, GDP công nghiệp năm 2020 tăng gần gấp đôi so với năm 2010.

  • Nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng đứng đầu thế giới như than, điện, ô tô,… đặc biệt là thành công trên lĩnh vực hàng không – vũ trụ.

  • Nhiều sản phẩm công nghệ Trung Quốc chiếm phần lớn thị trường toàn cầu như điện thoại thông minh, camera giám sát, máy tính cá nhân,…

* Đặc điểm phân bố các trung tâm công nghiệp Trung Quốc

Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền đông, đặc biệt là vùng duyên hải với các trung tâm như Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu,…

Nguyên nhân:

Miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi:

a, Vị trí địa lí:

  • Tiếp giáp vùng biển  rộng lớn phía Đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

  • Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…

b, Điều kiện tự nhiên:

  • Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xi nghiệp công nghiệp…

  • Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt..).

 thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.

c, Kinh tế- xã hội:

  • Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.

  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

  • Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật  hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.

  • Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.

  • Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.

Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.

? mục II 2

 Dựa vào bảng 26.3, hình 26.3 và thông tin trong bài, hãy:

  • Cho biết tình hình phát triển của ngành nông nghiệp ở Trung Quốc.

  • Nhận xét đặc điểm phân bố nông nghiệp của Trung Quốc

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.


Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển ngành nông nghiệp Trung Quốc

  • Từ năm 1978, nhờ công cuộc cải cách nông nghiệp mà ngành nông nghiệp Trung Quốc đã đạt những thành tựu nổi bật.

  • Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiêp Trung Quốc, chiếm khoảng 64,1% tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.

  • Ngành chăn nuôi được quan tâm phát triển, chiếm khoảng 35,9% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Vật nuôi chủ yếu là lợn, bò, gia cầm,…

  • Trung Quốc cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới với trên 65 triệu tấn.

  • Ngành lâm nghiệp, do mật độ che phủ rừng thấp nhưng Trung Quốc đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng diện tích rừng, mục tiêu 2035 diện tích rừng chiếm 26% diện tích lãnh thổ.

* Đặc điểm phân bố nông nghiệp Trung Quốc

  • Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh .Nông nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.

  • Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa. Nông nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khoáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.

  • Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường.

  • Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông.

  • Chăn nuôi:

    • Miền Đông: bò, lợn

    • Miền Tây: cừu, dê

  • Nguyên nhân:

Miền Đông có nhiều điệu kiện thuận lợi hơn

  • Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông và nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…

  • Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ,…

  • Dân cư đông đúc, thị trường tiêu thụ lớn. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phát triển,…

  • Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi. Gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.

? mục II 3

Dựa vào bảng 26.4, hình 26.4 và thông tin trong bài, hãy cho biết tình hình phát triển của ngành dịch vụ Trung Quốc.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Lời giải chi tiết:

Dịch vụ là ngành phát triển rất nhanh và chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP Trung Quốc.

Năm 2020, ngành dịch vụ thu hút đến 47,3% lao động của ngành kinh tế.

a) Về thương mại

  • Cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc có sự thay đổi tích cực từ năm 2004 đến năm 2020:

  • Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên rất nhanh, từ 607 tỉ USD (2004) lên 2720 tỉ USD (2020).

  • Tỉ trọng nhập khẩu cũng có xu hướng tăng khá nhanh, từ 649 tỉ USD (2004) lên 2360 tỉ USD (2030).

  • Năm 2004 Trung Quốc nhập siêu, năm 2010 và 2020 Trung Quốc xuất siêu.

b) Giao thông vận tải

  • Trở thành động lực quan trọng giúp Trung Quốc phát triển kinh tế.

  • Mạng lưới đường ô tô và đường sắt phát triển vượt bậc, đặc biệt là đường cao tốc có chiều dài 160 nghìn km – dài nhất thế giới.

  • Trung Quốc hiện đang có 230 sân bay, đem lại nguồn lợi lớn từ dịch vụ hàng không.

c) Hệ thống thông tin – viễn thông

  • Phát triên vượt bậc và không ngừng được nâng cao.

  • Là quốc gia đi đầu với công nghệ 5G và xây dựng mạng lưới 5G lớn nhất thế giới.

d) Du lịch

  • Trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

  • Năm 2019, Trung Quốc đón hơn 31,9 triệu lượt khách du lịch quốc tế với doanh thu khoảng131,2 tỉ USD.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.