Soạn Lịch sử và Địa lí 8, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều Chương 4. Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu..

Bài 10. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều


Đọc thông tin và tư liệu, yêu sự ra đời của giai cấp công nhân.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I

Đọc thông tin và tư liệu, yêu sự ra đời của giai cấp công nhân.


Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục I


Lời giải chi tiết:

Sự ra đời của giai cấp công nhân

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thànhvà ngày càng phát triển ở các nước Tây Âu

- Công nhân có nguồn gốc từ nông dân, thợ thủ công, nông nô, nô lệ... Do bị mấtruộng đất, bị bắt,... họ trở thành người làm thuê trong các công xưởng, nhà máy.

- Vìbị giới chủ áp bức bóc lột và phải làm việc cực nhọc, họ đứng lên đấu tranh chống lạigiai cấp tư sản.


? mục II

Dựa vào thông tin trong mục II, trình bày một số hoạt động chính của C. Mác,Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.


Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trong mục II


Lời giải chi tiết:

Một số hoạt động chính của C. Mác,Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

- Năm 1842:Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân và biểnsoạn nhiều tài liệu, trong đó có sách Tinh cảnh giai cấp công nhân Anh.

- Năm 1843: Sau khi bị trục xuất khỏi Đức, C. Mác sang Pa-ri (Pháp) và tham gia phongtrào cách mạng ở Pháp.

- Năm 1844: Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác. Hai ông đã thành lập Đồngminh những người cộng sản – chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
- Năm 1848: C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của ĐảngCộng sản – Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản.

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã phân tích về quá trinh phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và nhấnmạnh sứ mệnh của giai cấp công nhân. Việc công bốtuyên ngôn của Đảng Cộng sản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.


? mục III 1

Trình bày những nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từnăm 1848 đến năm 1870. Nêu sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ nhất.


Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trong mục III.1


Lời giải chi tiết:

* Những nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từnăm 1848 đến năm 1870.

Thời gian

Phong trào

Tháng 6-1848

Công nhân và nhân dânlao động Pa-ri (Pháp) đứng lên khởi nghĩa

1848 – 1849

Công nhân và thợ thủcông Đức cũng nhiều lần nổi dậy chống lạigiới chủ.

Tháng 9-1864

Công nhân tham giamít tinh tại Luân Đôn (Anh),...

28-9-1864

Tại Luân Đôn (Anh), Hội Liên hiệp côngnhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập.


 * Sự ra đời của Quốc tế thứ nhất

- Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trong phong trào đấu tranh cách mạng củagiai cấp công nhân quốc tế

- Hoạt động:

+ Bồi dưỡng lãnh đạo cho phong trào công nhân và truyền bá họcthuyết Mác

+ Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhânquốc tế phát triển

+ Trong quá trình tồn tại, Quốc tế thứ nhất có sự phân hoá về tưtưởng và đường lối hoạt động. Năm 1876, Quốc tế thứ nhất tuyên bố giải tán.


? mục III 2

Trình bày những nét chính về Công xã Pa-ri và nêu ý nghĩa lịch sử của việcthành lập nhà nước kiểu mới


Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trong mục III.2


Lời giải chi tiết:

* Những nét chính về Công xã Pa-ri

a) Sự ra đời của Công xã Pa-ri

- Năm 1870, chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra, Pháp thất bại

- Nhân dân: đứng lên khởi nghĩa lật đổ Đế chế II doNa-pô-lê-ông III đứng đầu, yêu cầu thiết lập nền cộng hoà và bảo vệ Tổ quốc

- Tháng 9-1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chinh phủ vệ quốc” nhưng lại đầu hàng, đồng ý cho quân Phổ tiến vào Pa-ri.

-> Mâuthuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt.

- Nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân,tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.

- Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng củachính quyền mới – Chinh phủ lâm thời

- Ngày 26-3-1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyêntắc phổ thông đầu phiếu.

b) Chính sách của Công xã Pa-ri

- Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lậppháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.

- Lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáodục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhândân và có thể bị bãi miễn.

- Ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thànhlập lực lượng vũ trang của nhân dân; tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước.quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân; thực hiệnchế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí, giao cho công nhân quản lí những nhà máycủa giới chủ trốn khỏi Pa-ri,...

c) Ý nghĩa lịch sử

- Công xã Pa-ri ra đời đã giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở rathời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.

- Là nhà nước kiểu mới.

- Thể hiện tinh thần yêu nước đấutranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh, để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

* Ý nghĩa lịch sử của việcthành lập nhà nước kiểu mới

- Cơ cấu tổ chức và hoạt động đã chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.


? mục III 3

Trình bày những nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từnăm 1871 đến đầu thế kỉ XX. Nêu sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ hai.


Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin trong mục III.3


Lời giải chi tiết:

* Những nét chính về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từnăm 1871 đến đầu thế kỉ XX



Thời gian

Phong trào

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX

Phong trào công nhân tiếp tục diễn ra mạnhmẽ ở các nước Âu – Mỹ.

Ngày 1-5-1886

Khoảng 400 000 công nhân thành phốChi-ca-gô (Mỹ) đỉnh công, biểu tình trên đường phố nhằm gây áp lực buộc giới chủphải thực hiện yêu sách mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ

Năm 1889

Công nhânkhuân vác ở bến tàu Luân Đôn (Anh) bãi công với quy mô lớn

Năm 1893

Đại biểucông nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội....

14-7-1889

Tại Pa-ri (Pháp), Quốc tế xã hộichủ nghĩa (Quốc tế thứ hai) được thành lập.


* Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ hai.

- Bối cảnh: Phong trào công nhân Âu – Mỹ đãphát triển, nhiều tổ chức công nhân ra đời ở các nước,... đặt ra yêu cầu cần phải đoànkết phong trào công nhân các nước.

- Hoạt động: 

+ Ngày 14-7-1889, tại Pa-ri (Pháp), Quốc tế xã hộichủ nghĩa (Quốc tế thứ hai) được thành lập.

+ Từ năm 1889 đến năm 1895, dưới sự lãnh đạo của Ph. Ăng-ghen, Quốc tế thứ haicó những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân quốc tế.

+ Từ năm 1895 (sau khi Ph. Ăng-ghen qua đời) đến năm 1914, các đảng trong Quốc tếthứ hai xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản,... 

+ Năm1914, Quốc tế thứ hai phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

+ Kế tục sự nghiệp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, VI. Lê-nin chỉ ra những sai lầmcủa chủ nghĩa xét lại, vạch rõ tác hại của nó đối với giai cấp công nhân. VI. Lê-ninđã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lê-nin.


Luyện tập

1. Trình bày nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân chống lại giai cấp tư sản.

2. Lập bảng tóm tắt một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.


Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin mục I, II, III.

Lời giải chi tiết:

1.Nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân chống lại giai cấp tư sản.

- Giai cấp công nhân bị giới chủ áp bức, bóc lột, làm việc cực nhọc

 -> Đấu tranh chống áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản diễn ra ở nhều nước

2.Bảng tóm tắt một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

* Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX

Thời gian

Phong trào

Tháng 6-1848

Công nhân và nhân dânlao động Pa-ri (Pháp) đứng lên khởi nghĩa

Năm 1848 – 1849,

Công nhân và thợ thủcông Đức cũng nhiều lần nổi dậy chống lạigiới chủ.

Tháng 9-1864

Công nhân tham giamít tinh tại Luân Đôn (Anh),...

28-9-1864

Tại Luân Đôn (Anh), Hội Liên hiệp côngnhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập.


* Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đầu thế kỉ XX

Thời gian

Phong trào

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX

Phong trào công nhân tiếp tục diễn ra mạnhmẽ ở các nước Âu – Mỹ.

Ngày 1-5-1886

Khoảng 400 000 công nhân thành phốChi-ca-gô (Mỹ) đỉnh công, biểu tình trên đường phố nhằm gây áp lực buộc giới chủphải thực hiện yêu sách mỗi ngày làm việc không quá 8 giờ

Năm 1889

Công nhânkhuân vác ở bến tàu Luân Đôn (Anh) bãi công với quy mô lớn

Năm 1893

Đại biểucông nhân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội....

Ngày 14-7-1889

Tại Pa-ri (Pháp), Quốc tế xã hộichủ nghĩa (Quốc tế thứ hai) được thành lập.

1889 - 1895

Quốc tế thứ haicó những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân quốc tế.

Năm1914

Quốc tế thứ hai phân hoá và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. VI. Lê-nin kế tục sự nghiệp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, đã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

Vận dụng

3. Sưu tầm một số mẩu chuyện về hoạt động của C. Mác, Ph. Ăng-ghen vàVI. Lê-nin. Giới thiệu những mẩu chuyện đó với thầy cô và bạn học.


Phương pháp giải:

Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet,…


Lời giải chi tiết:

3. Sưu tầm mẩu chuyện về hoạt động của C. Mác, Ph. Ăng-ghen vàVI. Lê-nin

Lần đầu tiên, K.Marx gặp Ph.Ăngghen vào cuối tháng Mười Một 1842, khi Ph.Ăngghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Nhật báo tỉnh Ranh. Mùa hè năm 1844, Ph.Ăngghen đến thăm K.Marx ở Pa-ri. Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn và đây được xem như là “cuộc gặp mặt lịch sử” của hai vĩ nhân. Hai ông trở thành đôi bạn hiếm có trong lịch sử. Bằng cả cuộc đời, hai ông đã chứng minh rằng: từ mục đích lý tưởng và học thuyết, họ đã sống vì nhau, cho nhau trọn cả cuộc đời. Họ đã dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất, tôn trọng và quý mến nhau hơn cả chính bản thân mình.

Ăng ghen không những là người đồng chí kiên trung, luôn sát cánh bên Mác trong sự nghiệp đấu tranh chống lại hệ tư tưởng tư sản, truyền bá tư tưởng vô sản, mà ông còn là người bạn thân thiết của cả gia đình Mác. Ông luôn có mặt bên cạnh gia đình bạn trong lúc khó khăn nhất. Điển hình trong số đó là mặc dù chỉ muốn dành hết thời gian, tâm huyết cho sự nghiệp cao cả và vốn không ưa chuộng việc kinh doanh nhưng ông đã phải nhận lời cha mình đi làm một thời gian để lấy tiền giúp đỡ gia đình Mác. Chính nhờ sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của ông, Mác đã yên tâm hoàn thành bộ “Tư bản” nổi tiếng của mình. Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc của đất nước Ấn Độ đã từng nói: Thử thách của tình bạn là sự trợ giúp lẫn nhau trong nghịch cảnh và hơn thế, trợ giúp vô điều kiện, và soi vào tình bạn vĩ đại của Mác và Ăng ghen quả đúng như vậy.

Ăngghen chăm lo cho bạn về mọi mặt, không những về công việc, mà cả sức khoẻ và cuộc sống gia đình. Ăng ghen luôn được các con của K.Marx xem như người cha thứ hai của mình. Nhưng không chỉ có thế, trên bình diện lý luận, ngoài những tác phẩm riêng của mình, Ăngghen còn giúp đỡ Mác rất nhiều về mặt khoa học.
K.Marx kể rằng: Ăngghen luôn đi trước K.Marx trên nhiều lĩnh vực, mọi điều tiên đoán của Mác bao giờ xảy ra cũng muộn hơn ở Ăngghen và K.Marx bao giờ cũng theo gót Ăngghen. Chính K.Marx trước khi xuất bản bộ Tư bản tập I đã đề nghị Ăngghen cùng đứng tên với tư cách đồng tác giả nhưng Ăngghen đã khiêm nhường từ chối.  Sau khi K.Marx mất, chính sự uyên bác và sự mẫn cảm khoa học cùng với đồng điệu về tư tưởng và tâm hồn, đã cho phép Ăngghen soạn thảo hai tập còn lại của bộ Tư bản đồ sộ, bộ tác phẩm đó vẫn mang tên K.Marx mà liền mạch tư tưởng. Ngay khi Tư bản tập II và III được xuất bản, có người băn khoăn hỏi Ăng ghen sao không lấy tên mình, ông tuyên bố: “…Tư tưởng chủ đạo của các tác phẩm ấy hoàn toàn là của bạn tôi: K.Marx”.

Chính những nghiên cứu phác thảo trong lĩnh vực kinh tế của Ăngghen đã làm cho K.Marx nảy ra ý tưởng phải đi vào nghiên cứu môn kinh tế chính trị. Không ai có thể phủ nhận thiên tài của Mác khi nghiên cứu kinh tế chính trị học thể hiện ở bộ Tư bản vĩ đại nhưng cũng không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng to lớn và sự cộng tác của Ăngghen đối với K.Marx khi hoàn thành tác phẩm đó. Và cũng vì thế, có lần K.Marx chỉ vào bộ Tư bản và nói rằng: Chính đây là của Ăng ghen

Sau khi K.Marx qua đời, Ăngghen là người duy nhất có quyền công bố những tác phẩm của K.Marx nhưng cho đến trước khi trút hơi thở cuối cùng ông vẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng công lao sáng lập ra triết học và khoa kinh tế chính trị học mácxit chủ yếu thuộc về K.Marx. Ăngghen đã đề xuất rằng những công trình sáng tạo riêng cũng như công trình hợp tác chung của hai người nên lấy tên là học thuyết Mác. Đối với K.Marx - Ăngghen luôn tự cho mình chỉ là vai phụ.

Đánh giá về công lao của Ăngghen, V.I. Lênin viết: “Sau bạn ông là Các Mác, Ăng-ghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền Các Mác với Phri-đrích Ăng-ghen thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy trở thành sự nghiệp chung của họ. Cho nên muốn hiểu Ph.Ăng-ghen đã làm gì cho giai cấp vô sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt động của Các Mác đối với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại”.



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.