Đề bài

Nếu hai biến cố A và B độc lập và \(P\left( A \right) = 0,7,P\left( {AB} \right) = 0,28\) thì:

  • A.
    \(P\left( B \right) = 0,42\).
  • B.
    \(P\left( B \right) = 0,4\).
  • C.
    \(P\left( B \right) = 0,98\).
  • D.
    \(P\left( B \right) = 0,196\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nếu hai biến cố A và B độc lập thì \(P\left( {A \cap B} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right)\).

Lời giải chi tiết :

Vì hai biến cố A và B độc lập nên \(P\left( {A \cap B} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right) \Rightarrow P\left( B \right) = \frac{{P\left( {A \cap B} \right)}}{{P\left( A \right)}} = \frac{{0,28}}{{0,7}} = 0,4\)

Đáp án B.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Ông A gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng với hình thức cứ mỗi đầu tháng đóng 5 triệu đồng với lãi suất 0,3%/tháng. Tính số tiền mà ông A thu được từ ngân hàng sau 5 năm.

Bài 2 :

Thống kê chiều cao của 40 học sinh lớp 11A (đơn vị: cm), ta có bảng số liệu sau:

Giá trị đại diện của nhóm \(\left[ {160;165} \right)\) là:

Bài 3 :

Bảng tần số ghép nhóm cho ở bảng dưới:

Giá trị trung bình \(\overline x \) của nhóm mẫu số liệu là:

Bài 4 :

Chọn đáp án đúng.

Trong hộp kín có 6 quả bóng màu xanh và 8 quả bóng màu đỏ, các quả bóng có kích thước và khối lượng giống nhau. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 quả bóng. Xét các biến cố:

A: “Hai quả bóng lấy ra có màu xanh”;

B: “Hai quả bóng lấy ra có màu đỏ”.

Biến cố hợp của hai biến cố A và B là:

Bài 5 :

Một đội văn nghệ có 4 học sinh nam và 5 học sinh nữ. Giao viên phụ trách muốn chọn ra một đội tốp ca gồm 3 học sinh sao cho có cả nam và nữ cùng tham gia. Giáo viên có bao nhiêu cách chọn đội tốp ca như vậy?

Bài 6 :

Cho A và B là hai biến cố độc lập với nhau. Biết rằng \(P\left( A \right) = 0,8\) và \(P\left( {AB} \right) = 0,4\). Xác suất của biến cố \(\overline A \overline B \) là:  

Bài 7 :

Bảng tần số ghép nhóm số liệu dưới đây thống kê kết quả kiểm môn toán của lớp 11E như sau:

Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên là (làm tròn kết quả đến hàng phần mười):