Đề bài

Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Cạnh bên CC’ vuông góc với đáy và \(CC' = a\). Gọi M, I lần lượt là trung điểm của BB’, BC.

a) Chứng minh rằng: \(AM \bot BC'\).

b) Gọi K là điểm trên đoạn A’B’ sao cho \(B'K = \frac{a}{4}\) và J là trung điểm của B’C’. Chứng minh rằng: \(AM \bot MK\) và \(AM \bot KJ\).

Phương pháp giải :

+ Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau a và b cùng nằm trong mặt phẳng (P) thì \(d \bot \left( P \right)\).

+ Nếu một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó.

Lời giải chi tiết :

a) Vì tam giác ABC là tam giác đều và I là trung điểm của BC nên \(AI \bot BC\).

Mặt khác, \(AI \bot CC'\left( {do\;CC' \bot \left( {ABC} \right)} \right)\) và BC và CC’ cắt nhau tại C và nằm trong mặt phẳng (BCC’B’) nên \(AI \bot \left( {BCC'B'} \right) \Rightarrow AI \bot BC'\)

Dễ dàng chứng minh được tứ giác BCC’B’ là hình vuông nên \(BC' \bot B'C\).

Vì M, I lần lượt là trung điểm của BB’, BC nên MI là đường trung bình của tam giác BB’C. Do đó, MI//B’C. Mà \(BC' \bot B'C\) nên \(MI \bot BC'\).

Lại có: \(AI \bot BC'\) và MI và AI cắt nhau tại I và nằm trong mặt phẳng (AIM).

Do đó, \(BC' \bot \left( {AIM} \right) \Rightarrow BC' \bot AM\).

b) Tam giác KMB’ vuông tại B’ nên \(\tan \widehat {KMB'} = \frac{{KB'}}{{MB'}} = \frac{1}{2}\)

Tam giác AMB vuông tại B nên \(\tan \widehat {AMB} = \frac{{AB}}{{BM}} = 2\)

Do đó, \(\tan \widehat {KMB'} = \cot \widehat {AMB} \Rightarrow \widehat {KMB'} + \widehat {AMB} = {90^0}\)

Suy ra, \(\widehat {AMK} = {90^0} \Rightarrow AM \bot MK\)

Mặt khác: \(AM \bot BC'\left( {cmt} \right),MJ//BC'\) (do MJ là đường trung bình của tam giác B’C’B)\( \Rightarrow AM \bot MJ\)

Mà \(AM \bot MK\). Do đó, \(AM \bot \left( {MKJ} \right) \Rightarrow AM \bot KJ\).

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho hàm số: \(y = \ln \left[ {\left( {2 - m} \right){x^2} - 2x + 1} \right]\).

a) Với \(m = 1\), hãy tìm tập xác định của hàm số trên.

b) Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số trên có tập xác định với mọi giá trị thực của x.

Bài 2 :

Giải phương trình: \({\log _2}\left( {{4^x} + 4} \right) = x - {\log _{0,5}}\left( {{2^{x + 1}} - 3} \right)\).