Đề bài

Hiện tại bạn Nam đã để dành được một số tiền là 800 000 đồng. Bạn Nam đang có ý định mua một chiếc xe đạp trị giá 2 640 000 đồng, nên hàng ngày, bạn Nam đều để dành ra 20000 đồng. Gọi m (đồng) là số tiền bạn Nam tiết kiệm được sau t ngày.


Câu 1

Thiết lập hàm số của m theo t.

  • A.
    \(m = 800000 + 20000t\) .
  • B.
    \(m = 20000t + 800000\).  
  • C.
    \(m = 80000t - 200000\).
  • D.
    \(m = 20000t - 800000\).  

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Biểu thị m theo t.

Lời giải chi tiết :

Hiện tại bạn Nam đã để dành được một số tiền là 800 000 đồng.

Mỗi ngày Nam để dành ra 20 000 => sau t ngày Nam để dành được 20 000.t (đồng)

=> Số tiền bạn Nam tiết kiệm được sau t ngày là: m = 20 000.t + 800 000 (đồng).


Câu 2

Hỏi sau bao nhiêu lâu kể từ ngày bắt đầu tiết kiệm thì bạn Nam có thể mua được chiếc xe đạp đó.

  • A.
    92 ngày .
  • B.
    90 ngày.  
  • C.
    89 ngày.
  • D.
    69 ngày.  

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Để Nam mua được chiếc xe đạp thì m = 2 640 000 đồng.

Lời giải chi tiết :

Để Nam mua được chiếc xe đạp thì Nam phải tiết kiệm được 2 640 000 đồng hay m = 2 640 000.

Khi đó  2 640 000 = 20 000.t + 800 000 \( \Leftrightarrow \) t = 92 (ngày).

Vậy sau 92 ngày thì Nam mua được chiếc xe đạp.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Một xí nghiệp dự tính chuyển hàng bằng 2 chiếc xe tải và đang phân vân giữa việc mua hẳn 2 chiếc xe tải hoặc thuê 2 chiếc xe tải. Nếu mua hẳn 2 xe và mỗi xe có giá trị là 200 000 000 đồng thì mỗi xí nghiệp phải tốn 5 000 000 đồng để trả lương cho tất cả tài xế. Nếu thuê xe thì giá để thuê 1 chiếc xe chở hàng là 10 000 000 đồng/ngày (đã bao gồm tiền công cho tài xế).

a) Gọi C là tổng số tiền xí nghiệp bỏ ra để vận chuyển hàng sau n ngày. Lập hàm số biểu diễn C theo n đối với mỗi phương án.

b) Nếu xe muốn vận chuyển 1600 thùng hàng và mỗi ngày chỉ chở được 80 thùng hàng thì phương án nào sẽ tiết kiệm hơn ?

Bài 2 :

Cho đường thẳng d: y = 2x + 1. Hệ số góc của đường thẳng d là?

Bài 3 :

Cho đường thẳng d : y = -3x + 2. Gọi A, B lần lượt là giao điểm của d với trục hoành và trục tung. Diện tích tam giác OAB là :