Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 1 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức


Kẻ vào vở bảng hệ thống hóa kiến thức về hai văn bản đọc gồm các mục cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, yếu tố kì ảo, chủ đề và điền thông tin phù hợp với những mục đó.


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 34 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Kẻ vào vở bảng hệ thống hóa kiến thức về hai văn bản đọc (Chuyện người con gái Nam Xương và Dế chọi) gồm các mục: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, yếu tố kì ảo, chủ đề và điền thông tin phù hợp với những mục đó.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức để hoàn thành bảng

Lời giải chi tiết:

 

 

Chuyện người con gái Nam Xương

 

Dế Chọi

Cốt truyện

Vũ Nương gả cho Trương Sinh chưa được bao lâu thì phải tiễn chồng đi lính. Ở nhà, nàng một mình sinh con, lo ma chay cho mẹ chồng. Sau ba năm, Trương Sinh về, chàng hiểu lầm vợ ngoại tình liền đánh đuổi nàng đi, vì oan ức, nàng trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Sau khi nàng chết, Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn. Vũ Nương trẫm mình được Linh Phi cưu mang, làm tiên nữ dưới thủy cung, một ngày gặp được Phan Lang- người cùng quê liền đưa tín vật và nhờ gửi lời nhắn đến chồng. Trương Sinh nhận được lời nhắn, lập đàn trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về một thoáng rồi biến mất mãi mãi.

Câu chuyện xoay quanh s­ự việc Thành Danh – một chức dịch hiền lành  không dám bổ bán dân chúng tìm dế chọi dâng vua nên phải tự đi tìm dế chọi. Bi kịch của gia đình anh bắt nguồn từ đó. Bọn quan lại muốn lấy lòng vua nên đem dâng vua con dế chọi. “Vua thấy chọi hay quá đòi phải cung tiến th­ường xuyên”. Vì phải tìm mua dế dâng vua mà bao gia đình lâm vào thảm cảnh. Nhiều gia đình khuynh gia bại sản khi đến lượt nộp dế. Một trong những thảm cảnh do lệ nộp dế chọi gây ra chính là thảm kịch của gia đình Thành Danh.  Thành Danh hiền lành nên không dám sách nhiễu dân chúng, lo lắng quá nên phải tự đi tìm dế. Tìm mãi không được, hạn nộp dế đã hết, Thành Danh bị quan phạt, bị đánh đập, lo lắng muốn tự vẫn. Vợ Thành đi xem bói, biết nơi có dế tốt. Thành đã bắt được một con dế chọi như ý. Nhưng không may con Thành làm dế bị chết. Bị mẹ mắng, nó sợ hãi nhảy xuống giếng và bị chết đuối. Thành mất con, mất dế. Con Thành sống lại nhưng vô hồn. Hồn con Thành hoá thân vào con dế chọi. Dế nhỏ nhưng nhanh nhẹn và chọi rất giỏi. Dế mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa, vua rất vừa lòng và ban thưởng cho quan tỉnh. Gia đình Thành Danh được giàu sang phú quý, “Ruộng đồng trăm khoảnh… ngựa xe vượt cả các bậc quyền thế.

Nhân vật

Vũ Nương, Trương Sinh, bé Đản, Phan Lang, Linh Phi.

Thành, vợ Thành, con Thành, bà thầy bói, con dế.

Không gian

Làng Nam Xương, dưới thủy cung.

Trong cung, dân gian.

Thời gian

Thời nhà Trần đến thời nhà Hồ.

Đời Tuyên Đức nhà Minh.

Yếu tố kì ảo

- Vũ Nương nhảy xuống sông và được Linh Phi dưới thủy cung cứu sống.

- Phan Lang gặp lại Vũ Nương ở động rùa.

- Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa mờ mờ ảo ảo gặp lại Trương Sinh.

- Bà thầy bói chỉ cho chỗ có con dế.

- Con trai Thành chết sống dậy nhập vào con dế.

Chủ đề

Thân phận của người phụ nữ thời phong kiến.

Số phận người dân thời phong kiến.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 35 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Nêu vai trò của yếu tố kì ảo, chỉ ra mối quan hệ giữa thế giới kì ảo và thế giới hiện thực trong các văn bản đã đọc ở bài 1.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức phần đọc để nêu vai trò và mối quan hệ của yếu tố kì ảo với thế giới hiện thực.

Lời giải chi tiết:

- Vai trò của yếu tố kì ảo: Trong tác phẩm văn học , yếu tố kì ảo là cầu nối để đưa ta vào thế giới chưa biết, huyền diệu và bí ẩn trong trí tưởng tượng, vào những giấc mơ không có thật. Nó đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một chân trời mới của sức tưởng tượng bay bổng.

- Mặt khác, nó khiến con người không quay đi với đời sống thực tại mà luôn sẵn sàng đối diện, nhận thức đời sống một cách sâu sắc hơn. Từ yếu tố kì ảo đó để phản ánh đời sống hiện thực, thể hiện giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 35 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Dế chọi, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện truyền kì.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức để chỉ ra đặc điểm của truyện kì.

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện xoay quanh 1 cốt truyện nhất định.

- Dùng yếu tố hoang đường, kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh đời sống hiện thực.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 35 SGK Văn 9 Kết nối tri thức

Tìm đọc thêm 3 – 4 truyện truyền kì hoặc truyện hiện đại có yếu tố kì ảo, ghi chép các thông tin cơ bản về cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, đặc điểm yếu tố kì ảo, chủ đề và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của từng truyện.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thêm các truyện truyền kì để ghi chép các thông tin.

Lời giải chi tiết:

- Một số truyện hiện đại có yếu tố kì ảo: Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp; Bức tranh thiếu nữ áo lục của Quê Hương; Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp…

- Một số truyện truyền kì: Thánh Tông di thảo; Thiên Nam vân lục liệt truyện của Nguyễn Hãng; Ngọc Thanh u minh thần lục; Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng…


Bình chọn:
3.9 trên 10 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí