Soạn bài Lơ Xít SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức


Trong mỗi con người đều có hai mặt cảm xúc và lí trí, đôi khi, hai mặt này có thể xung đột dữ dội. Hãy kể lại một trải nghiệm cá nhân khi em kiềm chế cảm xúc và dùng lí trí để quyết định hành động của mình.


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

- Hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện về quan niệm danh dự, nghĩa vụ của con người trong thế kỉ XVII, sự giằng xé về nội tâm của hai nhân vật chính Rô-dri-gơ và Si-men giữa một bên là danh dự, bổn phận, dòng họ một bên là tình cảm nam nữ.

- Trong tác phẩm này tình yêu có nhường bước cho tiếng nói của nghĩa vụ, của đạo làm con. Nhưng không chỉ thế, ở đây tiếng nói của tình yêu có vai trò, có sức nặng của nó. Nhưng là một thứ tình yêu lứa đôi được xây dựng trên sự gần gũi bên trong, trên sự quý mến, tôn trọng lẫn nhau và mỗi người cố gắng đứng ngang tầm với người yêu mình. Cái lí tưởng về “con người phong nhã” của thời đại thực sự đã hướng dẫn cách xử thế của các nhân vật.

Trước khi đọc

Trả lời câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 123 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Trong mỗi con người đều có hai mặt cảm xúc và lí trí, đôi khi, hai mặt này có thể xung đột dữ dội. Hãy kể lại một trải nghiệm cá nhân khi em kiềm chế cảm xúc và dùng lí trí để quyết định hành động của mình. 

Phương pháp giải:

Từ những hiểu biết của bản thân để chia sẻ

Lời giải chi tiết:

Hôm đó khi em đang chuẩn bị lấy xe để về nhà thì thấy chiếc xe đạp yêu quý của em bị đổ dưới đất. Cùng với đó là chiếc chuông do chính tay bố tìm và thiết kế cho em đã bị bung hết ra. Em đã rất tức giận khi thấy chiếc xe mình nâng niu bị đổ và hỏng như vậy. Bên cạnh chiếc xe là một bạn học sinh đang loay hoay tìm cách nhấc lên. Lúc đó trong lòng em thực sự rất tức giận muốn xông đến mắng cho bạn kia một trận nhưng sau một chút suy nghĩ kĩ lại thì em đã bình tĩnh hơn. Em đi đến và cùng bạn đỡ xe dậy, thu gọn chiếc chuông để vào túi. Bạn quay sang em hối lỗi cúi đầu và nói: “Em xin lỗi chị ạ, em lấy xe không may bị đổ. Giờ em với chị dắt xe ra quán sửa đằng kia, bảo bác ý xem và sửa giúp ạ. Em sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm ạ.”. Em nhìn bạn học sinh thấy quần áo bạn học sinh lấm lem, gương mặt đang đỏ bừng, ánh mắt sợ hãi nhìn em. Em bình tĩnh nói: “Chị xem qua xe không vấn đề gì chỉ hỏng chuông, cái này để về nhà chị bảo bố sửa là được. Không sao đâu, đừng lo nhé”. Nói rồi tôi lên xe và đạp về nhà với tâm trạng yên bình. 

Xem thêm
Cách 2

Có lần, em nhặt được một chiếc túi xách, trong đó có một số tiền lớn. Trong một giây phút, em đã muốn số tiền đó là của mình, nhưng lí trí của em đã ngăn cản ý định đó. Em quyết định đem lên công an phường nhờ các chú trả lại cho chủ nhân của chiếc túi.

Xem thêm
Cách 2

Đọc văn bản 1

Trả lời câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 123 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Việc Rô-đri-gơ muốn được chết.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời thoại và chỉ ra về sự việc

Lời giải chi tiết:

Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch!

-> Nhân vật tình nguyện chết để Si-men trả mối thù.

Xem thêm
Cách 2

Nhân vật tình nguyện chết để Si-men trả mối thù.

Xem thêm
Cách 2

Đọc văn bản 2

Trả lời câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 124 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Nỗi đau của Si-men

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời thoại và chỉ ra nỗi đau của Si-men.

Lời giải chi tiết:

Sự đấu tranh giữa mối thù giết cha và sự dũng cảm của nhân vật, giữa tình cảm và lí trí.

Xem thêm
Cách 2

Sự đấu tranh giữa tình cảm và lí trí

Xem thêm
Cách 2

Đọc văn bản 3

Trả lời câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 125 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Sự "phân vân" của Rô-đri-gơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời thoại và chỉ ra sự phân vân

Lời giải chi tiết:

- Sự phân vân:

Mà ta vẫn phân vân nên rửa hận hay thôi!

Trong cái thế: mất lòng em hoặc chịu điều sỉ nhục

Xem thêm
Cách 2

Mà ta vẫn phân vân nên rửa hận hay thôi!

Trong cái thế: mất lòng em hoặc chịu điều sỉ nhục

Xem thêm
Cách 2

Đọc văn bản 4

Trả lời câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 125 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Si-men đánh giá hành động của Rô-đri-gơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời thoại và chỉ ra đánh giá hành động

Lời giải chi tiết:

- Si-men đánh giá:

Em không thể trách chàng đã tránh điều đê tiện

Dù cay đắng trăm ngàn, giày vò, đau đớn

Chẳng buộc tội chàng đã tránh điều đê tiện...

Xem thêm
Cách 2

Em không thể trách chàng đã tránh điều đê tiện

Dù cay đắng trăm ngàn, giày vò, đau đớn

Chẳng buộc tội chàng đã tránh điều đê tiện...

Xem thêm
Cách 2

Đọc văn bản 5

Trả lời câu hỏi 5 Trong khi đọc trang 126 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Si-men làm gì để xứng đáng với người mình yêu?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời thoại và chỉ ra hành động xứng đáng với người mình yêu.

Lời giải chi tiết:

- Si-men đã:

Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng

Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng

Xem thêm
Cách 2

Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng

Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 127 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Vì sao Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để giải thích lí do đến gặp Si-men

Lời giải chi tiết:

Rô-đri-gơ đã thực hiện bổn phận của mình là bảo vệ danh dự cho cha và dòng họ. Chàng đến gặp Si-men, cũng là con gái của người mình vừa giết, để xin nàng giết mình. Hành động đó chứng tỏ sự chính trực của Rô-đri-gơ. Khi đến gặp Si-men, chàng bày tỏ những giằng xé nội tâm của mình, khẳng định tình yêu dành cho nàng, đồng thời thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau của Si-men cũng như đứng về phía nàng để thôi thúc nàng hành động trả thù cho cha.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng vì chịu trách nhiệm về hành động mình làm, yêu cầu muốn Si-men giết mình trả thù cho cha.

Vì chàng muốn chịu trách nhiệm về hành động mình làm, yêu cầu muốn Si-men giết mình trả thù cho cha.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 127 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Rô-đri-gơ đánh giá như thế nào về việc chàng giết cha của Si-men? Vì sao chàng không “Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản để nhận xét về đánh giá của Rô-đri-gơ.

Lời giải chi tiết:

Chàng khẳng định mình hành động đúng, không hối hận, nếu phải làm lại thì vẫn làm như vậy. Đối với Rô-đri-gơ, nếu mất danh dự là mất hết, sẽ không còn phẩm giá, không có tư cách để yêu một người cao quý như Si-men. Chính vì vậy, chàng đã không đặt tình yêu đôi lứa lên trên danh dự, không nghe theo tiếng gọi con tim.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Rô-đri-gơ đánh giá về việc chàng giết cha: Chàng không hối hận về chàng giết cha Si-men. Chàng không muốn van xin Si-men vì biết đối với Si-men việc này không thể chấp nhận được, cần được báo thù và chàng cũng làm việc như vậy là đúng vì danh dự của gia tộc cho nên chàng không “Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó”.

- Chàng không hối hận về chàng giết cha Si-men.

- Chàng không "Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó" vì biết đối với Si-men việc này không thể chấp nhận được, cần được báo thù và chàng cũng làm việc như vậy là đúng vì danh dự của gia tộc

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 127 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Chỉ ra diễn biến tâm trạng của Si-men trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích để chỉ ra diễn biến tâm trạng.

Lời giải chi tiết:

Ban đầu Si-men vô cùng kinh ngạc, không tin là Rô-đri-gơ lại đến gặp mình sau hành động tày trời như thế. Sau đó là nỗi đau đớn cực độ mà nàng phải chịu đựng, nó khiến nàng không muốn sống. Nỗi đau càng được khoét sâu khi nàng nhìn thấy thanh kiếm đã kết liễu cha mình. Sau khi nghe Rô-đri-gơ giãi bày, nàng vừa đau đớn vừa dứt khoát quyết định sẽ giết Rô-đri-gơ để trả thù cho cha. Rô-đri-gơ đã thuyết phục được người yêu giết mình. Đoạn trích diễn tả tâm trạng của Si-men từ mong muốn được chết đi vì quá đau khổ đến ý chí trả thù. Diễn biến tâm lí nhân vật phức tạp nhưng hợp lô-gíc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Diễn biến tâm trạng:

+ Rô-đri-gơ Đi-a-dờ muốn được chết khi khẳng định rằng “Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch”.

+ Người đọc cảm nhận được sự “phân vân” của Rô-đri-gơ Đi-a-dờ khi đứng giữa sự lựa chọn của bổn phận, trách nhiệm và tình yêu nam nữ.

+ Cuối cùng chàng vẫn quyết định hoàn thành trách nhiệm của mình và phải thốt lên “Ta quên rằng: Mất danh dự thì yêu em không thể được!”.

- Rô-đri-gơ muốn được chết khi khẳng định rằng “Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch”.

- Sự “phân vân” của Rô-đri-gơ khi đứng giữa sự lựa chọn của bổn phận, trách nhiệm và tình yêu nam nữ.

- Cuối cùng vẫn quyết định hoàn thành trách nhiệm của mình và phải thốt lên “Ta quên rằng: Mất danh dự thì yêu em không thể được!”.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Trả lời câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 127 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Phân tích sự giằng xé nội tâm của hai nhân vật Rô-đri-gơ và Si-men. Từ đó, hãy chỉ ra xung đột chính của vở kịch được thể hiện trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

Phân tích sự giằng xé nội tâm của hai nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra xung đột chính của vở kịch được thể hiện trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Xung đột nội tâm nhân vật biểu hiện xung đột chính của toàn bộ vở kịch. Tình thế buộc Rô-đri-gơ đứng trước bi kịch của sự lựa chọn: nghe theo tiếng gọi tình yêu hay phục tùng lí trí. Chàng đã dằn vặt, đau đớn trong cuộc va chạm giữa tình yêu nồng nhiệt của mình và danh dự gia đình. Trước đoạn trích này, ở Hồi I, Lớp VI, Rô-đri-gơ có đoạn độc thoại diễn tả những giằng xé nội tâm trước khi quyết định thách đấu với cha của Si-men để bảo toàn danh dự gia đình (Hận lòng đôi ngả đấu tranh/ Nửa là danh dự, nửa tình khó theo; Não nề đứng giữ hai đường/ Sống đời ô nhục? Phũ phàng tơ duyên?). Có lúc chàng đã định “một thác là yên", tìm đến cái chết. Cuối cùng thì lí trí đã thắng, chàng quyết định “Nhanh chân lên! Đi lấy máu rửa thù!". Khi đến gặp Si-men để xin được chết, chàng đã bày tỏ những suy nghĩ dứt khoát của mình. Có thể nói, tác giả kịch bản đã biến cuộc đấu tranh nội tâm từ màn độc thoại của Rô-đri-gơ (Hồi I) với nhiều do dự, hoài nghi thành màn đối thoại của chàng với người yêu (Hồi III) khi đã tìm điểm tựa lí trí cho các quyết định của mình. Chàng hiệp sĩ quý tộc trẻ tuổi đã hi sinh tình yêu để làm tròn nghĩa vụ của một người con. Chàng đã giãi bày chân thật lòng mình và mong muốn được chết bởi tay người mình yêu như là được hưởng niềm hạnh phúc cuối cùng. 

Về phần Si-men, nàng cũng giằng xé giữa tình yêu và bổn phận. Khi biết tin cha chết dưới tay Rô-đri-gơ, nàng đã xin nhà vua trừng trị chàng (Cha con chết, con đòi trả oán; Hãy lấy mạng trả thù, lấy máu đền nợ máu; kẻ sát nhân phải chịu tử hình). Nhưng khi tâm sự với En-vi-a, người chăm sóc Si-men, thì nàng lại bộc bạch nỗi niểm riêng của mình (Khi nghĩa vụ  đòi ta rửa hận/ Mà lòng lại vẫn yêu người gây oán; Tình đắm say chống lại lòng căm phẫn/ Trong kẻ thù bắt gặp kẻ ta yêu; Ta đòi được đầu chàng, lại sợ đầu chàng rơi xuống). Si-men cũng đi đến quyết định cuối cùng là “Ta phải kiện chàng, giết chàng và sau đó chết theo!". Ở nhân vật này, lí trí cũng chiến thắng. Nàng rất yêu Rô-đri-gơ, sẵn sàng chết theo chàng, nhưng cũng rất phân minh khi giải quyết mối quan hệ cá nhân và gia đình, gác tình riêng để làm tròn bổn phận với gia đình. Câu thoại “Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng/ Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng” cho thấy Si-men rất hiểu Rô-đri-gơ và nàng cũng theo cách của người yêu, bảo vệ danh dự của mình. Sự song trùng ở hai nhân vật khắc hoạ sâu sắc quan niệm của tác giả cũng như quan niệm của thời đại ông: tôn sùng lí trí, đề cao nghĩa vụ, bổn phận, để lí trí chiến thắng cảm xúc. Lí trí soi sáng mọi hành động của hai nhân vật.

Đoạn trích đã thể hiện xung đột xuyên suốt tác phẩm: xung đột giữa dục vọng và danh dự, giữa tình yêu và bổn phận. Coóc-nây còn đẩy xung đột đến mức cao hơn, đó là xung đột giữa thù riêng và nghĩa vụ với Tổ quốc. Rô-đri-gơ ra trận, đánh đuổi kẻ thù, thực hiện bổn phận với đất nước, là bổn phận cao nhất của mỗi con người. Si-men đồng ý tác hợp cùng Rô-đri-gơ cũng có nghĩa là thực hiện nghĩa vụ với mệnh lệnh của nhà vua - nàng là phần thưởng cho người anh hùng chiến thắng giặc Mô. Về lô-gíc, các nhân vật vẫn nhất quán trong tính cách đề cao bổn phận, và chính điều này dẫn đến sự hoá giải xung đột, làm cho vở kịch kết thúc có hậu. Thực ra, Lơ Xít có thể hoàn toàn đi theo hướng kết thúc nghiệt ngã của hầu hết các vở bi kịch, nghĩa là theo kịch bản Si-men đã dự định: vua sẽ trừng phạt Rô-đri-gơ và Si-men chết theo người yêu. Song, để tô đậm tính lô-gíc của tính cách và xây dựng hình tượng đẹp về người hiệp sĩ anh hùng thời trung cổ, tác giả kịch bản đã tạo khúc ngoặt trong cốt truyện, khiến xung đột được hoá giải.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Hai nhân vật phải chịu sự giằng xé nội tâm giữa giết và không giết (Si-men), van xin và không van xin (Rô-đri-gơ).

- Từ đó xung đột chính của vở kịch đó là sự giằng xé giữa tình cảm và lí trí.

- Hai nhân vật phải chịu sự giằng xé nội tâm giữa giết và không giết, van xin và không van xin.

- Xung đột chính: sự giằng xé giữa tình cảm và lí trí.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 127 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Nêu nhận xét của em về phẩm chất của nhân vật Rô-đri-gơ và Si-men được thể hiện trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu thoại để đưa ra suy nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật bi kịch, nhất là trong các vở kịch có tính chất anh hùng ca như Lơ Xít, thường là những con người phi thường, siêu phàm, cao cả. Ở vở kịch Lơ Xít, hai nhân vật Rô-đri-gơ và Si-men đều là những con người đề cao nghĩa vụ thiêng liêng với gia đình và Tổ quốc. Họ là những con người cao thượng, có ý chí mãnh liệt, có tình cảm nồng nhiệt. Riêng nhân vật Rô-đri-gơ, tác giả chú trọng xây dựng nhân vật có tính cách anh hùng, hào hiệp. Chàng tự ý thức về phẩm chất của mình (hồn cao thượng bẩm sinh). Chính Đông Goóc-ma-xờ cũng nhận định Rô-đri-gơ là con người có “lòng hào hiệp", “khí phách kiên cường", “hồn cao thượng", “trang hào hoa hiệp sĩ", “trọn đạo trọn tình”. Trong đoạn trích, ta thấy rõ ở chàng sự thẳng thắn, quả cảm, tình cảm và ý chí đều mãnh liệt, vừa trọng tình cảm vừa trọng nghĩa vụ, trong đau thương vẫn rất hào hùng. Đó là con người xuất chúng, đẹp đẽ, mẫu mực - con người lí tưởng của thời đại.

Sau khi đọc 6

Trả lời câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 127 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện quan niệm về danh dự, nghĩa vụ của con người ở thế kỉ XVII. Theo em, cách giải quyết xung đột trong vở kịch có còn phù hợp với thời đại ngày nay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản kết hợp với hiểu biết cá nhân để chia sẻ thông tin.

Lời giải chi tiết:

Sự lựa chọn hành động của nhân vật bị trói buộc bởi những lề luật, phép tắc, phụ thuộc vào quan niệm đạo đức xã hội và thế giới quan của nhà văn. Nó có thể chỉ phù hợp ở một thời điểm nhất định. Ở thời đại mà nghĩa vụ và bổn phận được coi là thước đo cao nhất của giá trị con người thì việc hành động theo nghĩa vụ và bổn phận sẽ được miễn trừ phán xét khi người ta có thể gây oan trái cho người khác. Đặt tình huống hai ông bố có xích mích, xúc phạm nhau vào cuộc sống hiện nay, những người con có thể có cách giải quyết khác.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Theo em cách giải quyết xung đột trong vở kịch không còn phù hợp hiện nay vì nếu giải quyết qua lại với nhau bằng cách giết nhau thì mọi việc sẽ rất rối loạn. Tất cả mọi việc đều để pháp luật nhà nước xử lí theo quy định

Không còn phù hợp vì nếu giải quyết qua lại với nhau bằng cách giết nhau thì xã hội sẽ rất hỗn loạn. Tất cả mọi việc đều phải tuân theo pháp luật.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Viết kết nối với đọc

Trả lời câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 127 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết mà em thích trong đoạn trích vở kịch Lơ Xít.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết mà em thích trong đoạn trích vở kịch Lơ Xít.

Lời giải chi tiết:

Đọc vở kịch “Lơ Xít” em rất ấn tượng với nhân vật Si-men. Trong vở kịch này thì nàng Si - men cũng là một nhân vật vô cùng đáng thương, nàng biết được trọng trách mà người mình yêu phải gánh trên vai thế nhưng nàng cũng không thể chấp nhận được việc Rô-đri-gơ Đi-a-dờ đã giết cha của mình. Thông qua những lời thoại của nhân vật, người đọc cảm nhận rất rõ nỗi đau đang dâng trào trong lòng Si - men. Nàng đã phải thốt lên “Em chết mất/ Ôi, mũi kiếm, máu cha em còn đậm” hay:

“Ôi tàn nhẫn, chỉ một ngày thôi đã giết

Cha, bằng gươm, con gái, bằng cái nhìn oan nghiệt

Cất gươm đi, em không chịu nổi nữa rồi!

Muốn em nghe, lại làm em chết mất thôi!”


Bình chọn:
4.3 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí