Soạn bài Bí ẩn của làn nước SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức>
Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh sự kiện nào?
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Phương pháp giải:
Trong lúc thời điểm hiểm nguy, khó khăn nhưng tình người với người vẫn được phát huy tốt đẹp khi nhân vật Tôi nhảy xuống dòng lũ để cứu vợ con. Ông đã cứu được đứa bé lên nhưng thật đáng tiếc rằng lại không cứu được người vợ con của mình. Và bí mật đến nhiều năm về sau khiến ông đau khổ, day dứt nhưng vẫn giữ mãi bí mật. Qua đó ta thấy được phẩm chất đáng quý mà mỗi người nên học tập của nhân vật Tôi, một người dũng cảm, giàu tình yêu thương, nhân hậu. |
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 130 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh sự kiện nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để xác định sự kiện của cốt truyện
Lời giải chi tiết:
Truyện Bí ẩn của làn nước không có cốt truyện phức tạp, mọi chi tiết xoay quanh sự kiện đêm Rằm tháng Bảy, thời điểm vừa đỉnh lũ lại vừa vỡ đê. Sự việc xảy ra đêm ấy (mất vợ, mất con, có một đứa trẻ được vớt lên từ dòng nước) đã tạo một sự thay đổi lớn cho cuộc đời nhân vật "tôi": một gia đình bị xé tan, một bí mật được cất giấu cả đời, một nỗi đau không người chia sẻ.
Cốt truyện xoay quanh sự kiện: tình huống trong khi tránh lũ trên ngọn cây, vợ và con của nhân vật "tôi" bị sa xuống dòng nước
Sự kiện: trong khi tránh lũ trên ngọn cây, vợ và con của nhân vật "tôi" bị sa xuống dòng nước
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 130 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Với nội dung câu chuyện được kể, việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để xác định ngôi kể và tác dụng của lựa chọn ngôi kể
Lời giải chi tiết:
- Ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất (xưng tôi).
- Với nội dung câu chuyện, lựa chọn ngôi kể như vậy sẽ tạo nên tính chân thực, khiến người đọc như đang được trải qua câu chuyện tránh lũ.
- Ngôi kể: thứ nhất (xưng tôi).
- Tác dụng: tạo nên tính chân thực, khiến người đọc như đang được trải qua câu chuyện tránh lũ.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 130 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Điều gì khiến nhân vật “tôi” chết lặng? Phân tích vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nhận xét về chi tiết và phân tích vai trò của chi tiết.
Lời giải chi tiết:
- Điều khiến nhân vật chết lặng là: Nhân vật "tôi" lại chết lặng khi một chị phụ nữ giở bọc chăn của đứa bé vì khi mở bọc chăn, anh nhận ra đó là bé gái của người đàn bà xa lạ chứ không phải con trai của anh. Anh ngỡ rằng khi cứu được em bé, đứa bé đó là con anh. Nhưng sự thực thì con anh đã bị dòng nước cuốn trôi. Cái "chết lặng" của anh là tâm trạng bàng hoàng, đau đớn vì nhận ra sự thật phũ phàng là con anh đã không được cứu.
- Chi tiết đã thể hiện chủ đề sự việc đau xót, sự mất mát trong cảnh lũ
- Điều khiến nhân vật chết lặng là: một chị phụ nữ giở bọc chăn của đứa bé vì khi mở bọc chăn, anh nhận ra đó là bé gái của người đàn bà xa lạ chứ không phải con trai của anh. Anh ngỡ rằng khi cứu được em bé, đứa bé đó là con anh. Nhưng sự thực thì con anh đã bị dòng nước cuốn trôi.
- Vai trò của chi tiết: thể hiện nỗi đau xót, sự mất mát trong cảnh lũ
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 130 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Theo em, vì sao nhân vật “tôi” giữ điều bí mật cho riêng mình? Im lặng chịu đựng nỗi đau có phải là lựa chọn tốt nhất của nhân vật không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để đưa ra lí do và chia sẻ của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật "tôi" lại giữ bí mật đó trong lòng vì:
+ Sự mất mát người thân yêu là hoàn cảnh không thể nào thay đổi, cách tốt nhất là sống trọn vẹn với những gì đang có nên hãy để bí mật đó trôi theo dòng nước.
+ Nếu nói ra, người con gái sẽ đau khổ và chịu thêm tổn thương mất mát. Khi im lặng nghĩa là giữ lại hạnh phúc cho con, hãy coi hạnh phúc trao đi để đón lại hạnh phúc.
+ Việc giữ bí mật đó thể hiện anh là người giàu lòng nhân ái.
- Theo em, im lặng chịu đựng nỗi đau có phải là lựa chọn tốt nhất của nhân vật vì nếu im lặng chỉ có nhân vật phải chịu nỗi đau đó còn nếu nói ra thì tất cả đều đau lòng.
- Nhân vật "tôi" lại giữ bí mật đó trong lòng vì:
+ Sự mất mát người thân yêu là hoàn cảnh không thể nào thay đổi, cách tốt nhất là sống trọn vẹn với những gì đang có
+ Nếu nói ra, người con gái sẽ đau khổ và chịu thêm tổn thương mất mát.
+ Thể hiện anh là người giàu lòng nhân ái.
- Theo em, im lặng chịu đựng nỗi đau là lựa chọn tốt nhất của nhân vật vì nếu im lặng chỉ có nhân vật phải chịu nỗi đau đó còn nếu nói ra thì tất cả đều đau lòng.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 130 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của nhan đề tác phẩm. Em có thể đề xuất một nhan đề khác cho truyện được không? Giải thích ý nghĩa của nhan đề do em đề xuất.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để đưa ra suy nghĩ về ý nghĩa. Từ đó đề xuất nhan đề và giải thích ý nghĩa.
Lời giải chi tiết:
- Ý nghĩa của nhan đề: Thể hiện nỗi đau của nhân vật khi mất đứa con nhưng không thể nói ra được chỉ có thể đưa vào làn nước.
- Em đề xuất nhan đề: Nỗi đau mùa nước lũ.
- Em đặt nhan đề này thể hiện nỗi đau của người dân chính vì cơn lũ khiến sự mất mát đó.
- Ý nghĩa của nhan đề: Thể hiện nỗi đau của nhân vật khi mất đứa con nhưng không thể nói ra được chỉ có thể đưa vào làn nước.
- Đề xuất nhan đề: "Nỗi đau mùa nước lũ" vì nhan đề này thể hiện nỗi đau của người dân sau cơn lũ.
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 130 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch) SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Văn bản Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
- Văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh (Trần Quốc Vượng)
- Văn bản Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)
- Văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Văn bản Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
- Văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh (Trần Quốc Vượng)
- Văn bản Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)
- Văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)