Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh)>
Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Tác giả
1. Tiểu sử
- Bảo Ninh (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952) là nhà văn Việt Nam viết tiểu thuyết và truyện ngắn.
- Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ông ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình.
- Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10.
- Năm 1975, ông giải ngũ.
- Từ 1976 - 1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984 - 1986 học khoá 2 Trường viết văn Nguyễn Du. Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997.
2. Sự nghiệp
- Năm 1987 xuất bản truyện ngắn Trại bảy chú lùn.
- Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu), được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt.
Sơ đồ tư duy về tác giả Bảo Ninh:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Trích trong Những truyện ngắn, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2021, tr21-24.
b. Tóm tắt
Trong hoàn cảnh hiểm nguy, giữa mong manh sống chết, nhưng khi nghe tiếng kêu cứu từ dưới sông, nhân vật Tôi vẫn chìa tay ra cứu người đàn bà và đứa con của bà nhưng không thể được. Không may cành đa rung chuyển, vợ của nhân vật Tôi đánh rơi đứa con xuống nước, chị nhảy luôn xuống nước tìm con. Nhân vật Tôi lao xuống nước và cứu được con lên. Khi nhận lại đứa con trai của mình thì nhận ra đó không phải con mình, mà là con gái của người đàn bà kia. Nhiều năm trôi qua, nhưng bí mật kia thì “Tôi” không cho con gái biết, cũng không ai hay, chỉ có dòng sông biết; thời gian trôi nhưng nỗi đau thì khôn nguôi bởi đó là nỗi đau không nói được thành lời.
c. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến ...sa vào làn nước tối tăm): nhân vật Tôi sa vào làn nước.
- Phần 2 (đoạn còn lại): nhân vật “tôi” nhận ra sự thật đằng sau làn nước ấy.
d. Thể loại: Truyện ngắn
e. Phương thức biểu đạt
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Trong lúc thời điểm hiểm nguy, khó khăn nhưng tình người với người vẫn được phát huy tốt đẹp khi nhân vật Tôi nhảy xuống dòng lũ để cứu người đàn bà. Ông đã cứu được người con lên nhưng thật đáng tiếc rằng lại không cứu được người vợ của mình. Và bí mật đến nhiều năm về sau khiến ông đau khổ, day dứt nhưng vẫn giữ mãi bí mật. Qua đó ta thấy được phẩm chất đáng quý mà mỗi người nên học tập của nhân vật Tôi, một người dũng cảm, giàu tình yêu thương, nhân hậu.
b. Giá trị nghệ thuật
Cốt truyện nhiều biến cố bất ngờ, tình huống éo le, thử thách, việc đảo trật tự thời gian khiến các sự kiện được đồng hiện, đem đến cái nhìn toàn diện. Nghệ thuật trần thuật từ người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, với điểm nhìn từ bên trong đã giúp độc giả đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, khiến tác phẩm trở nên chân thực, giàu chất trữ tình. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc, kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả… bộc lộ rõ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Cùng với chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi hình, gợi cảm, đem đến nhiều cảm xúc đặc biệt là các chi tiết lặp lại ở phần mở đầu và kết thúc tác phẩm.
Sơ đồ tư duy về văn bản Bí ẩn của làn nước:
- Lơ Xít (trích, Cooc-nây)
- Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia)
- Ngày xưa (Vũ Cao)
- Từ "Thằng quỷ nhỏ" của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Trần Văn Toàn)
- "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người (Nguyễn Đăng Na)
>> Xem thêm