Soạn văn 10, ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (Thơ)

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết


Xác định bố cục bài thơ.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Bài thơ là bức tranh miêu tả vẻ đẹp chùa Hương và thể hiện cảm xúc yêu mến của tác giả với phong cảnh nơi đây.

Trước khi đọc

Video hướng dẫn giải

Trả lời Câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 66 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Phương pháp giải:

- Chia sẻ những cảm nhận của bản thân về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mình mà bản thân đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

- Nên kèm theo ảnh minh họa để phần giới thiệu thêm phong phú.

Lời giải chi tiết:

Cách 1     

Chùa là một địa điểm linh thiêng và ở đó cũng quy tụ những nét đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Ngôi chùa mình muốn giới thiệu hôm nay là chùa Hương.

     Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vẻ đẹp nơi chùa Hương có thể nói là được tạo nên từ bàn tay khéo léo, kì công của con người và sự ban tặng của mẹ thiên nhiên. Các chùa được xây rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng bên dưới là những hàng cây xanh thẳm. Văng vẳng trong không gian là tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách lúc gần lúc xa. Hình ảnh và âm thanh hòa quyện với nhau tạo nên một không gina tuyệt diệu. Từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ ăn sâu vào trong lòng núi. Ánh đèn nến lung linh, huyền ảo cùng nhưng nhũ đá, cột muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Không hổ danh nơi này được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”.

     Đến với chùa Hương, bạn không chỉ cảm nhận được sự thiêng liêng, huyền bí mà còn được thưởng trọn sự giao hòa của thiên nhiên đất trời.

Xem thêm
Cách 2

Vịnh Hạ Long nổi tiếng bởi cảnh non nước hữu tình của nó. Nếu để máy quay trên cao nhìn xuống, Hạ Long như một bức gấm xanh khổng lồ được thêu bằng nước và đá. Tất cả đều do một tay Tạo hóa sắp đặt và tạo thành. Những hình dáng uốn lượn của nước, những hòn đảo, những núi đá vôi kì vĩ như những tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ bàn tay người nghệ nhân. Hòn đảo như hình người đang ngóng về đất liền kia là hòn Đầu Người, đảo giống như ngư ông đang ngồi đánh cá kia là hòn Lã Vọng, đảo như cánh buồm đang vươn gió ra khơi kia là hòn Cánh Buồm, và đặc biệt là hòn đảo nổi tiếng nhất như hình ảnh hai con gà đang âu yếm - hòn Trống Mái đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những con tem, bì thư,...

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 66 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ 4 câu thơ đầu tiên.

- Chú ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình: Đệ nhất động, ao ước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

''Ao ước bấy lâu nay". Đây là một cảm xúc mong ngóng, háo hức, chờ đợi bao lâu cuối cùng cũng đạt thành.

- Thể hiện cảm xúc mong ước tột cùng của tác giả.

''Ao ước bấy lâu nay". Đây là một cảm xúc mong ngóng, háo hức, chờ đợi bao lâu cuối cùng cũng đạt thành

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 66 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ câu thơ thứ 10 – 14.

- Nêu hình dung của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hình dung của bản thân về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ: Hương Sơn với nhiều động khác nhau, mỗi động mang một nét đẹp riêng. Khung cảnh nơi đây tuyệt đẹp, thơ mộng, trữ tình và đa sắc màu. (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt, hang lồng bóng nguyệt, lối uốn thang mây).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Ta thấy được Hương Sơn qua miêu tả của Chu Mạnh Trinh như toát lên một vẻ đẹp tuyệt trần trên thế gian, cảnh đẹp như ở chốn tiên.

- Được con người điêu khắc, tạo hình với sự long lanh của đá ngũ sắc và có độ sâu thăm thẳm.

Ta thấy được Hương Sơn qua miêu tả của Chu Mạnh Trinh như toát lên một vẻ đẹp mộng ảo chốn thần tiên. Một nơi được con người điêu khắc, tạo hình với sự long lanh của đá ngũ sắc và có độ sâu thăm thẳm

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 66 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ câu thơ 15 – 19.

- Chú ý một số yếu tố nêu ra ở đề bài.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Số tiếng trong mỗi dòng không đồng nhất: câu 15 (7 tiếng), câu 16 (8 tiếng), câu 17 (7 tiếng), câu 18 (8 tiếng), câu 19 (6 tiếng) à có sự xen kẽ số tiếng ở câu 15 – 18.

- Cách gieo vần không có định, tự do, có gieo vần “ay” ở “đây” và “tay”.

- Cách ngắt nhịp tự do.

- Cách kết thúc bài thơ sử dụng cấu trúc “càng...càng” à chủ thể trữ tình muốn bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình trước phong cảnh Hương Sơn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Mỗi dòng có số tiếng được sắp xếp theo thứ tự 7/8-7/8-6

- Cách ngắt nhịp : câu 1 và câu 4 nhịp 3/4. Câu 2 nhịp 3/3/2. Câu 4 nhịp 3/2/3. Câu 5 nhịp 2/2/2

 -Cách kết thúc bài thơ như là một cảm xúc hòa mình và không gian yên bình, không gian của Phật Giáo với tiếng niệm của các thiền sư.

Mỗi dòng có số tiếng được sắp xếp theo thứ tự 7/8-7/8-6

Cách ngắt nhịp : câu 1 và câu 4 nhịp 3/4. Câu 2 nhịp 3/3/2. Câu 4 nhịp 3/2/3. Câu 5 nhịp 2/2/2

Cách kết thúc bài thơ như là một cảm xúc hòa mình và không gian yên bình, không gian của Phật Giáo 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 67 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Xác định bố cục bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Sự ngạc nhiên của chủ thể trữ tình khi lần đầu đặt chân đến Hương Sơn.

- Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp của khung cảnh Hương Sơn qua cái nhìn của chủ thể trữ tình.

- Phần 3 (còn lại): Cảm xúc của chủ thể trữ tình sau khi tham quan cảnh đẹp Hương Sơn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bố cục: 

- Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.

- Mười câu giữa: Tả cảnh Hương Sơn đẹo và kì vũ.

- Năm câu cuối: Suy nghĩ, tâm niệm của tác giả.

Bố cục:

- Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.

- Mười câu giữa: Tả cảnh Hương Sơn.

- Năm câu cuối: Suy nghĩ, tâm niệm của tác giả.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 67 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn dược gợi tả qua các đoạn thơ: họa hình, long lanh, thăm thẳm, lối uống thang mây, đệ nhất động.

Xem thêm
Cách 2

- Chốn thần tiên

- Vẻ đẹp kì diệu, độc đáo

- Rộng lớn, kì vĩ

- Nơi yên bình

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 67 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để xác định chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chủ thể trữ tình của bài thơ là tác giả và đó là chủ thể ẩn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Chủ thể trữ tình là chủ thể ẩn, chính là tác giả. Ông ẩn mình để cùng cảm nhận vẻ đẹp của Hương Sơn.

- Xuyên suốt bài thơ là là hình ảnh, vẻ đẹp của Hương Sơn kèm theo những xúc cảm, suy niệm của Chu Mạnh Trinh.

Chủ thể trữ tình là chủ thể ẩn, chính là tác giả. Tác giả đưa cảm xúc của mình vào bài thơ như một lời dẫn để nói về phong cảnh Hương Sơn. Xuyên suốt bài thơ là là hình ảnh, vẻ đẹp của Hương Sơn kèm theo những xúc cảm, suy niệm của Chu Mạnh Trinh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 67 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý những chi tiết nói lên tâm trạng của chủ thể trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Bốn câu thơ đầu:

+ Sự ngạc nhiên, thích thú, thỏa mãn của chủ thể trữ tình khi đã được đặt chân đến Hương Sơn phong cảnh, nơi mà người đã ao ước bấy lâu nay, nơi được mệnh danh là “Đệ nhất động” (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay/”Đệ nhất động” hỏi nơi đây có phải?”).

- 14 câu thơ tiếp:

+ Chủ thể trữ tình cảm nhận cảnh vật một cách thực tế nhất.

+ Chủ thể trữ tình liệt kê và miêu tả chi tiết những cảnh đẹp nơi Hương Sơn, so sánh với những hình ảnh mĩ lệ (long lanh như gấm dệt; lối uốn thang mây;...) → sự quan sát tỉ mỉ từng nét đẹp, từng ngóc ngách của chủ thể trữ tình.

- 5 câu thơ cuối:

+ “Chừng giang sơn còn đợi ai đây”: “giang sơn” chính là đất nước. Ngoài việc muốn nói đến vẻ đẹp của Hương Sơn, chủ thể trữ tình cũng muốn bày tỏ tình yêu nước thầm kín của mình.

+ Chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp tình yêu của mình tước vẻ đẹp của Hương Sơn, sự khóng khoáng, lãng tử qua câu thơ cuối “Càng trông phong cảnh càng yêu”.

Xem thêm
Cách 2

“Bầu trời, cảnh bụt,

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay

Kìa non non, nước nước, mây mây

Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''

Bốn câu thơ đầu diễn tả cái cảm xúc, cái thú lần đầu đến với Hương Sơn của tác giả. Cụm từ '' ao ước bấy lâu nay'' kết hợp câu hỏi tu từ ''Đệ nhất động hỏi là đây có phải?'' diễn tả một sự bồn chồn háo hức của những người luôn ao ước được đến Hương Sơn

“Vẳng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”.

Không chỉ ngắm nhìn cảnh đẹp Hương Sơn, du khách hay tác giả còn được nghe tiếng chày kinh khiến cho tâm hồn cảm thấy thanh thản, trút bỏ yêu phiền. Cảm xúc lúc này như trầm lại, tĩnh hơn

Khi đến ngắm nhìn hang động, cảm xúc đã nâng lên thành một sự cảm thán trước vẻ đẹp kì diệu của hang

 “Nhác trông lên ai khéo vẽ hình

 Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”

Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông.

Cảm xúc lúc này như hòa mình vào thiên nhiên cũng không gian của Phật giáo. Chúng ta như thấy hình ảnh đoàn khách vừa đi ngắm cảnh, vừa niệm những câu niệm của nhà Phật. Cảm xúc như đắm chìm, lưu luyến không rời nơi đây để rồi thốt lên ''Càng trông phong cảnh càng yêu"'

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 67 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp và tình yêu đất nước.

+ Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu giá trị tạo hình (thăm thẳm, long lanh, lối uốn thang mây).

+ Sử dụng biện pháp tu từ so sánh (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt).

+ Sử dụng liên tiếp ba cặp từ láy (non non, nước nước, mây mây).

+ Sử dụng câu thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng của chủ thể trữ tình (Càng trông phong cảnh càng yêu).

→ Tất cả góp phần miêu tả vẻ đẹp nơi Hương Sơn phong cảnh hiện lên trước mắt người đọc cụ thể, rõ rệt. Từ đó góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ và tình cảm của chủ thể trữ tình khi được đặt chân đến nơi đây.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Hương Sơn là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Bài thơ có thể được sáng tác khi ông tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo ở đây chính là cảm xúc khi tác giả đến đây: ngạc nhiên, thánh phục, sững sờ trước cảnh đẹp Hương Sơn

- Với cảm hứng đó, tác giả đã sử dụng ngôn từ cũng như các biện pháp tu từ khác nhau để thể hiện nó như:

+ Điệp từ ''non non, nước nước, mây mây'' cùng câu hỏi tu từ "Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''

+ Đảo ngữ kết hợp từ láy ''Thỏ thẻ rừng mai.. Lững lờ khe Yến..'' 

+ Nghệ thuật nhân hóa ''Chim cùng trái, cá nghe kinh.''

+ Điệp từ ''này'' cùng phép liệt kê'' suối Giải Oan,  chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quỳnh”

Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhằm thể hiện sự rộng lớn, đa dạng của cảnh đẹp Hương Sơn và cảm xúc của tác giả, hòa mình vào thiên nhiên nơi đây.

-Hương Sơn là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.Bài thơ có thể được sáng tác khi ông tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo ở đây chính là cảm xúc khi tác giả đến đây: ngạc nhiên, thánh phục, sững sờ trước cảnh đẹp Hương Sơn

-Với cảm hứng đó, tác giả đã sử dụng ngôn từ cũng như các biện pháp tu từ khác nhau để thể hiện nó như:

+Điệp từ ''non non, nước nước, mây mây'' cùng câu hỏi tu từ "Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''

+Đảo ngữ kết hợp từ láy ''Thỏ thẻ rừng mai.. Lững lờ khe Yến..'' 

+Nghệ thuật nhân hóa ''Chim cùng trái, cá nghe kinh.''

+Điệp từ ''này'' cùng phép liệt kê'' suối Giải Oan,  chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quynh''

+Hình ảnh cầm tràng hạt, vừa đi vừa niệm

-Tất cả như thể hiện được sự rộng lớn, đa dạng của cảnh đẹp Hương Sơn và tác giả như hòa mình vào không gian đó, cảm súc từ choáng ngợp đến tĩnh lại cảm nhận, hòa cùng thiên nhiên. Những di tích, những con vật, núi sông được thu hết vào tầm mắt, chạm đến lòng của người đến thăm nơi đây

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 67 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý phần vần và nhịp ở mỗi khổ thơ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khi đọc toàn bộ bài thơ, ta có thể thấy vần và nhịp trong bài khá tự do, không theo một quy tắc nhất định. Chính sự tự do trong cách ngắt nhịp và gieo vần ấy giúp bài thơ thêm phần sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

+ Cách ngắt nhịp luôn thay đổi. Khi là 2/2 ( Bầu trời cảnh bụt), lúc là 3/2/3 (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay), hoặc chuyển 3/2/2 ( Kìa non non, nước nước, mây mây)

+ Số chữ trong câu cũng tự do như câu 1 có 4 chữ, câu 2, câu 4 và câu 8 có 8 chữ, câu 3,5,6,7 có 7 chữ  .Đến câu cuối thì là 6 chữ

+ Giọng điệu, cảm xúc thay đổi : 4 câu đầu : giọng điệu háo hức, 10 câu tiếp: dồn dập phát hiện, chiêm ngưỡng, trong ngạc nhiên, 5 câu cuối : trở lại tĩnh lặng, nghĩ suy 

-Bài thơ này là viết theo thể loại hát nói nê cách gieo vần cũng như ngắt nhịp tương đối tự do. Đọc ả bài thơ , ta có thể thấy cách gieo vần, ngắt nhịp là dựa vào những diễn biến cảm xúc

+Cách ngắt nhịp luôn thay đổi. Khi là 2/2 ( Bầu trời cảnh bụt), lúc là 3/2/3 (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay), hoặc chuyển 3/2/2 ( Kìa non non, nước nước, mây mây)

+Số chữ trong câu cũng tự do như câu 1 có 4 chữ, câu 2, câu 4 và câu 8 có 8 chữ, câu 3,5,6,7 có 7 chữ  .Đến câu cuối thì là 6 chữ

-Giọng điệu, cảm xúc thay đổi :

+4 câu đầu : giọng điệu háo hức,

+10 câu tiếp: dồn dập phát hiện, chiêm ngưỡng, trong ngạc nhiên,

+5 câu cuối : trở lại tĩnh lặng, nghĩ suy 

-Những cách gieo vần này giúp nhịp điệu câu thơ có thể dễ dàng trôi theo cảm xúc mà tác giả muốn đưa vào. Người đọc cũng có thể hòa mình vào dòng cảm xúc đó

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 7

Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 67 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Phương pháp giải:

- Tìm một cảnh đẹp khác (ngoài Hương Sơn) mà bản thân đã được đến hoặc qua tìm hiểu.

- Chia sẻ cảm nhận của bản thân.

- Nên đi kèm với hình ảnh minh họa để những cảm nhận của bản thân thêm phần sâu sắc.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhắc đến cảnh đẹp của Việt Nam thì không thể bỏ qua cái tên Vịnh Hạ Long. Trên một diện tích rất rộng của mặt nước phẳng lặng trải đều những dãy núi đá với kích thước và hình dáng khác nhau. Ta cảm thấy cảnh tượng kì lạ này do cây bút thần của một họa sĩ thiên tài tạo ra vậy. Càng đi sâu hơn nữa vào vịnh, ta càng thấy vịnh phong phú và đa dạng, càng thấy màu sắc của người họa sĩ vĩ đại và thiên nhiên lộng lẫy hơn. Rất nhiều những động nhỏ, to, có hang thông suốt qua núi đá. Nếu đi thuyền vào trong hang động, bạn sẽ rơi vào một thế giới kì lạ. Có những vòm đá cao rũ xuống những dãy thạch nhũ bằng đá mang sắc thái khác nhau. Đẹp nhất có lẽ là hang “Đầu Gỗ”. Đây là cung điện với nhiều gian phòng, với nhiều tầng lớp ngoắt ngoéo. Chỉ một giọt nước nhè nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng , tạo ra một âm thanh thú vị giống giai điệu của bản nhạc nhẹ. Hạ Long vẫn đang ngày một phát triển hơn, hiện đại hơn để thu hút khách du lịch tham quan. Bạn suy nghĩ gì về Vịnh Hạ Long, cùng chia sẻ cho mình biết nhé!

Xem thêm
Cách 2

Tôi đã từng có dịp được ghé thăm Tràng An Ninh Bình. Nơi này quả đúng là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà tiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm 48 hang động xuyên thủy,31 dòng sông trong xanh. Bên cạnh đó là những kiến trúc chùa triền cổ kính. Đây có thể nói là một nơi bạn được đắm mình vào trong không khí núi rừng cổ xưa. Ngồi trên thuyền, chúng ta như được thả hồn vào không gian tĩnh lặng, thanh bình. Những hang động như những viên ngọc thôi chờ đợi du khách tới thăm. Bên trong các hang động là những đoạn thạch nhu do ảnh hưởng của thiên nhiên tạo ra. Điều này tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ nhưng cuốn hút

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.3 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.