Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức>
Bài thơ “Bến đò trưa hè” thuộc thể thơ nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Chọn phương án đúng 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc - Chọn phương án đúng trang 133 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Bài thơ “Bến đò trưa hè” thuộc thể thơ nào?
A. Thơ sáu chữ
B. Thơ bảy chữ
C. Thơ tám chữ
D. Thơ tự do
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
Chọn phương án đúng 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc - Chọn phương án đúng trang 133 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Những yếu tố nào giúp em nhận biết được thể thơ của bài thơ “Bến đò trưa hè”?
A. Số chữ trong các dòng thơ
B. Số khổ trong bài thơ
C. Cách ngắt nhịp của dòng thơ
D. Cách gieo vần trong bài thơ
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
Chọn phương án đúng 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc - Chọn phương án đúng trang 133 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Mây đi vắng trời xanh buồn rộng rãi”
A. Đảo ngữ
B. So sánh
C. Nói giảm nói tránh
D. Nhân hóa
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
Chọn phương án đúng 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc - Chọn phương án đúng trang 133 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Dòng nào liệt kê các từ láy được dùng trong bài thơ?
A. Rộng rãi, uể oải, vắng lặng, tăm hơi
B. Rộng rãi, uể oải, vắng lặng, vòi vọi
C. Rộng rãi, uể oải, vòi vọi, tăm hơi
D. Rộng rãi, uể oải, vòi vọi, xa xa
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
Chọn phương án đúng 4
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc - Chọn phương án đúng trang 133 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Dòng nào nêu đúng nội dung cảm xúc của bài thơ?
A. Cảm xúc phấn chấn trước cảnh thiên nhiên và cuộc sống.
B. Cảm xúc đượm buồn trước cảnh sắc nơi thôn dã
C. Cảm xúc bi thiết trước thiên nhiên và đời sống con người
D. Cảm xúc buồn thương trước cảnh sắc nơi thôn dã
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để chọn phương án đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 133 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Bài thơ có bố cục như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để xác định bố cục.
Lời giải chi tiết:
Bố cục: 3 phần tương ứng với 3 khổ thơ.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 133 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Bức tranh phong cảnh làng quê Việt Nam một thời được khắc họa rõ nét nhất qua những hình ảnh nào trong bài thơ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để xác định hình ảnh.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh: Đa ngâm rễ; Trong quán nước ẩn hàng bên giậu duối; ngồi nghe vòi vọi; Dắt ngựa chờ rong.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 133 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Cảnh thiên nhiên nơi bến đò trưa hè gợi cho em ấn tượng gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để đưa ra ấn tượng của em.
Lời giải chi tiết:
Gợi cho em một khung cảnh làng quê thật yên bình, vắng lặng với những cảnh vật quen thuộc với mỗi người. Từ đó khơi gợi mỗi chúng ta nỗi nhớ về những ngày ở quê yên bình.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 133 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đặc điểm của bức tranh thiên nhiên và nhịp điệu đời sống của con người trong bài thơ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Nhận xét: Bức tranh thiên nhiên và nhịp điệu đời sống con người trong bài thơ có mối quan hệ chặt chẽ. Vì không gian là buổi trưa hè ở bến đò, thời gian này con người đang cần nghỉ ngơi cho nên không có nhiều hoạt động ở ngoài, khiến cho cảnh vật xung quanh cũng im ắng, lặng lẽ theo.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 133 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên và đời sống con người được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để nhận xét về tình cảm của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Tình cảm của tác giả không được bộc lộ trực tiếp ra nhưng nó chứa đựng trong từng câu thơ, qua việc miêu tả chi tiết những hình ảnh của làng quê, từng cử chỉ hoạt động của con người cũng được tác giả thể hiện rõ nét. Từ đó thấy được tình cảm thiết tha yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên, phong cảnh làng quê Việt Nam.
Viết
Trả lời Câu hỏi Viết trang 134 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ Bến đò trưa hè ở phần Đọc.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và viết đoạn văn cảm nhận.
Lời giải chi tiết:
Nhắc đến nhà thơ Anh Thơ người độc giả lại nhớ về hình ảnh một nữ thi sĩ tiêu biểu của phong trào thơ Việt Nam hiện đại. Nổi bật trong tác phẩm của tác giả là “Bến đò trưa hè”. Bài thơ được tác giả trình bày bằng thể thơ tám chữ với ngôn ngữ bình dị thân thuộc. Từ đó thể hiện được khung cảnh làng quê thật yên bình, vắng lặng với những cảnh vật quen thuộc với mỗi người. Không chỉ vậy, trong bài thơ chúng ta còn nhận ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thiên nhiên và con người. không gian là buổi trưa hè ở bến đò, thời gian này con người đang cần nghỉ ngơi cho nên không có nhiều hoạt động ở ngoài, khiến cho cảnh vật xung quanh cũng im ắng, lặng lẽ theo. Cũng từ đó đã bộc lộ được cảm xúc của tác giả, một tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết sâu đậm.
Nói và nghe
Trả lời Câu hỏi Nói và nghe trang 134 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Tiến hành phỏng vấn ngắn về vấn đề sau: Khi xa quê hương, điều gì sẽ trở thành hành trang không thể thiếu trong tâm hồn mỗi con người?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết cá nhân để tiến hành phỏng vấn.
Lời giải chi tiết:
* Tiến hành phỏng vấn dựa trên các gợi ý sau:
- Quê hương được hiểu như thế nào?
+ Quê hương: nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú.
- Vai trò của quê hương là gì?
+ Quê hương có vai trò quan trọng và to lớn đối với mỗi người. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu.
- Hành trang khi rời xa quê hương là gì?
+ Cần cố gắng nỗ lực hết mình để mang theo những ước mơ khát vọng to lớn đi ra xa hơn.
+ Luôn giữ trong mình tình yêu quê hương sâu sắc.
+ Luôn hướng về quê hương, khi thành công hãy quay về để giúp đỡ quê hương phát triển hơn.
- Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập học kì 2 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Quảng bá giá trị của sách SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thách thức đầu tiên: Đọc để trưởng thành SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Văn bản Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
- Văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh (Trần Quốc Vượng)
- Văn bản Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)
- Văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Văn bản Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
- Văn bản Văn hóa hoa - cây cảnh (Trần Quốc Vượng)
- Văn bản Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)
- Văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)