Soạn bài Dế chọi SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều>
Em biết gì về trò chơi chọi dế?
Nội dung chính
Nội dung kết cấu của truyện hết sức chặt chẽ. Chặt chẽ mà lại biến hóa khôn lường bởi sự thay đổi xen kẽ liên tục mà hợp lí những tình huống may rủi của lí chính Thành, bởi những chi tiết bất ngờ và thú vị. Truyện đã thành công bởi tấm lòng của nhà văn đối với con người và cuộc sống, mang giá trị nhân đạo cao cả, đáng quý |
Chuẩn bị
Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị trang 19 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Em biết gì về trò chơi chọi dế?
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trò chơi chọi dế là một trò giải trí phổ biến ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Thái Lan... Trò chơi này thường được tổ chức trong các lễ hội dân gian hoặc các sự kiện cộng đồng.
Thông thường, người chơi sẽ đem theo một hoặc nhiều chú dế đã được huấn luyện và rèn luyện để tham gia tranh tài. Dế thường được chăm sóc và huấn luyện kỹ lưỡng trước khi tham gia các cuộc thi chọi dế. Trong lúc thi đấu, dế sẽ được phóng vào một khu vực nhỏ để chọi với nhau. Người chơi có thể điều khiển dế để tạo ra những trận đấu hấp dẫn giữa chúng.
Trò chơi chọi dế không chỉ là một trò giải trí mà còn cho phép người chơi thể hiện sự yêu quý và tài năng trong việc nuôi dưỡng và huấn luyện dế. Tuy nhiên, trò chơi này cũng đã gây ra tranh cãi và bị cấm ở một số địa phương do ảnh hưởng tiêu cực đến động vật.
Dế chọi với nhau từng cặp một. Hai con dế phải có tầm vóc ngang nhau, qua sự quy ước của hai chú dế. Cửa hai chiếc lồng được áp vào sát vào nhau rồi lần lượt kéo lên. Nếu dế để trong hộp thì hộp cũng được khoét một cái cửa sát với đường gờ đáy hộp. Hai chú dế ngồi hai bên.
Đọc hiểu 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 19 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Trò chơi chọi dế được ưa chuộng ở đâu, nảy sinh như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trò chơi chọi dế được ưa chuộng ở thời Tuyên Đức, nảy sinh do viên quan lệnh huyện Hòa Âm muốn lấy lòng quan trên nên đem tiến một con dế chọi.
- Trò chơi chọi dế được ưa chuộng trong cung
- Nảy sinh do viên quan lệnh huyện Hoa Âm muốn lấy lòng quan trên, đem tiến một con dế chọi
Đọc hiểu 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 20 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Thành Danh là người thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Chất phác, ít nói cho nên bị bọn hương chức quyền thế ép phải giữ chân chức dịch trong làng.
Thành Danh vốn người chất phác, ít nói.
Đọc hiểu 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 20 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Chú ý chi tiết kì lạ trong việc đi tìm bắt dế của Thành Danh.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Vợ Thành đi tìm gặp thầy bói, Thành Danh theo tờ giấy vẽ bà đồng cho mà tìm đến nơi để bắt dế.
Vợ Thành đi tìm gặp thầy bói, Thành Danh theo tờ giấy bà đồngvẽ cho mà tìm đến nơi để bắt dế.
Đọc hiểu 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 21 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Điều gì đã xảy ra với con của Thành Danh?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Con của Thành Danh chết đi sống lại nhưng đứa con lại ngủ bằn bặt, trơ ra như gỗ.
Thằng bé khóc lóc bỏ đi, sau tìm thấy xác dưới giếng. Thế nhưng thằng bé còn thoi thóp thở, sống lại nhưng trơ ra như gỗ, bằn bặt ngủ lịm
Đọc hiểu 5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 21 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Chú dế của Thành Danh có đặc điểm gì đáng chú ý?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Chú dế của Thành Danh có đặc điểm: đầu vuông, đùi dài, dáng ve sầu, cánh hoa mai.
Đặc điểm: đầu vuông, đùi dài, dáng ve sầu, cánh hoa mai, có vẻ tốt
Đọc hiểu 6
Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 22 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Điều kì lạ về chú dế của Thành Danh là gì?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Vào trong cung, chú dế của Thành Danh mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt là nhảy múa theo các tiết điệu.
Đem chọi với con dế khác, dế Thành đều thắng. Ở trong cung, con dế của Thành Danh mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt là nhảy múa theo các tiết điệu.
Đọc hiểu 7
Trả lời Câu hỏi 7 Đọc hiểu trang 22 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Thành Danh đã được hưởng lợi gì từ chú dế kì lạ này?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nhờ Thành Danh mà quan huyện được thăng cấp liền cho Thành được miễn sai dịch, lại dặn học quan cho Thành thi lấy học vị tú tài.
Thành được miễn sai dịch; lại dặn học quan ho Thành thi lấy học vị tú tài
Đọc hiểu 8
Trả lời Câu hỏi 8 Đọc hiểu trang 22 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Chú dế kì lạ kia thực chất là ai?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Chú dế kì lạ kia thực chất là con của Thành Danh.
Thực chất là con của Thành Danh
CH cuối bài 1
Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 22 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Dế chọi thuộc thể loại truyện nào? Em dựa vào yếu tố nào để xác định điều đó?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Dế chọi thuộc thể loại truyện truyền kì.
Dựa vào yếu tố đặc điểm của truyện truyền kì: kể những câu chuyện kì lạ, nhân vật chính là người bình dân, sử dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Thể loại: truyện truyền kì
- Căn cứ: kể những câu chuyện kì lạ, nhân vật chính là người bình dân, sử dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo.
CH cuối bài 2
Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 22 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Truyện có những nhân vật nào? Hãy phân tích nhân vật Thành Danh và dế con.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Truyện có những nhân vật: quan tỉnh, quan huyện, Thành Danh, vợ Thành Danh, đứa con, bà đồng, dế con.
Nhân vật Thành Danh:
- Trước khi tìm được dế
+ Hiền lành, chất phác, giữ chân chức dịch trong làng.
+ Không muốn làm nhiễu dân nên đã tự mình đi tìm dế để nộp cho quan huyện. Vì không tìm được nên anh bị phạt đòn, chỉ còn nghĩ đến chuyện tự tử.
- Sau khi tìm được dế
+ Vợ Thành Danh được cô đồng chỉ chỗ có dế, Thành bắt được nhưng thảm kịch đã xảy ra. Con trai anh vô tình làm dế chết, vì quá sợ bố nên nhảy xuống giếng chết đuối. -> Thương con, vật vã kêu trời muốn chết.
+ Đứa con hóa thân vào con Dế khiến Thành Danh được học tiếp và thi đỗ tú tài. -> Thành Danh trở nên giàu sang phú quý, gia đình được vinh hiển.
Nhân vật dế con:
+ Nhân vật dế con được hóa thân bởi con trai của Thành Danh.
+ Vì sợ hãi và thương cha mẹ đã trở thành chú dế nhỏ, chọi giỏi lại còn biết nhảy múa theo tiếng đàn.
=> Nhờ vậy mà chú đã lấy được lòng quan nên đã giúp cha mình được hưởng vinh hoa phú quý.
- Nhân vật: quan tỉnh, quan huyện, Thành Danh, vợ Thành Danh, đứa con, bà đồng, dế con.
- Nhân vật Thành Danh:
+ Hiền lành, chất phác, giữ chân chức dịch trong làng.
+ Không muốn làm nhiễu dân nên đã tự mình đi tìm dế để nộp cho quan huyện.
+ Con trai anh vô tình làm dế chết, vì quá sợ bố nên nhảy xuống giếng chết đuối. -> Thương con, vật vã kêu trời muốn chết.
+ Đứa con hóa thân vào con Dế khiến Thành Danh được học tiếp và thi đỗ tú tài. -> Thành Danh trở nên giàu sang phú quý, gia đình được vinh hiển.
- Nhân vật dế con:
+ Hóa thân bởi con trai của Thành Danh.
+ Vì sợ hãi và thương cha mẹ đã trở thành chú dế nhỏ, chọi giỏi lại còn biết nhảy múa theo tiếng đàn.
CH cuối bài 3
Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 22 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Theo em, qua nội dung của truyện Dế chọi, tác giả muốn tập trung thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Theo em, qua nội dung của truyện Dế chọi, tác giả đã tập trung thể hiện vạch trần chế độ tàn bạo, gian ác của bọn quan lại. Đồng thời bày tỏ sự xót thương cho số phận những con người “nhỏ bé” luôn bị chà đạp, bóc lột.
Tập trung thể hiện vạch trần chế độ tàn bạo, gian ác của bọn quan lại đồng thời bày tỏ sự xót thương cho số phận những con người “nhỏ bé” luôn bị chà đạp, bóc lột.
CH cuối bài 4
Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 22 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Hãy chỉ ra những yếu tố kì lạ, kì ảo trong truyện Dế chọi và cho biết tác dụng của những yếu tố này.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Ở giữa là đền gác như kiểu chùa Phật, đằng sau, dưới ngọn núi nhỏ lổn nhổn những mô đá kì quái.
- Còn điều kì lạ hơn nữa, ở trong cung, con dế của Thành mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt là lại nhảy múa theo các tiết điệu.
- Còn con Thành, hơn năm sau tinh thần trở lại như cũ và kể lại rằng: Mình đã hóa thành dế lanh lẹ, chọi giỏi, nay mới thực sống lại.
– Tờ giấy bí ẩn của cô đồng
– Chi tiết Thành Danh tìm bắt dế chọi
– Chi tiết Thành Danh tìm bắt dế chọi lần hai
– Con dế bé nhỏ nhưng sức lực khác thường, chiến thắng cả những con dế có sức vóc to hơn mình, thắng được cả con gà.
– Chi tiết con dế khi ở trong cung, mỗi lần nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt lại nhảy múa theo các tiết điệu.
– Chi tiết con trai của Thành Danh kể lại việc mình đã hoá dế lanh lẹ, chọi giỏi.
Tác dụng:
Nhờ những chi tiết kì ảo chúng ta có thể thấy được rằng điểm nổi bật của tác giả muốn truyền tải đó là: chỉ nhờ một con dế cũng làm thay đổi cả một cuộc đời.
CH cuối bài 5
Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 22 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Lời bàn của tác giả ở cuối truyện có tác dụng gì? Hãy xác định thái độ của tác giả trong lời bàn và chỉ ra các câu văn thể hiện rõ thái độ đó.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Lời bàn của tác giả có tác dụng răn đe quan lại rằng làm việc gì thì hãy nghĩ tới dân. Thái độ của tác giả thể hiện trong lời bàn là thái độ tố cáo bọn quan lại tàn ác và đứng lên bảo vệ nhân dân. Câu văn thể hiện rõ thái độ: “Một người thăng thiên, gà chó cũng thành tiên”. Đáng tin vậy thay!
- Tác dụng răn đe quan lại rằng làm việc gì thì hãy nghĩ tới dân
- Thái độ: tố cáo bọn quan lại tàn ác và đứng lên bảo vệ nhân dân
CH cuối bài 6
Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 22 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Viết một đoạn văn (khoảng 12 - 15 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Qua câu chuyện Dế chọi, ta thấy một xã hội bất công, tàn bạo đã hiện ra dưới ngòi bút của tác giả Bồ Tùng Linh. Nhờ những chi tiết kì ảo, hoang đường quay xung quanh gia đình Thành Danh, tác giả đã phê phán hệ thống quan lại phong kiến tàn ác đã đèn nén, bóc lột những người dân lương thiện. Chi tiết Thành Danh không muốn phiền đến dân làng nên phải tự mình bắt dế cống nạp thể hiện được cái tâm, lòng nhân đạo của một vị quan lại chân chính. Qua đó tác giả cũng bày tỏ sự cảm thông với số phận bé nhỏ của những người dân hiền lành, chất phác. Trong xã hội đó, họ không có tiếng nói, không thể tự quyết định số phận vì thế bọn quan lại, cường hào lợi dụng quyền hành để bóc lột, chà đạp dân chúng. Câu chuyện chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, con người tuân theo thuyết luân hồi báo ứng vì thế mà giá trị nhân đạo được thể hiện rõ nét qua tác phẩm này.
- Soạn bài Viết truyện kể sáng tạo SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều
- Soạn bài Kể một câu chuyện tưởng tượng SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá bài 6 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 6 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều
- Soạn bài Vụ cải trang bất thành SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
- Văn bản Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
- Văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
- Văn bản Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)
- Văn bản Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)
- Văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
- Văn bản Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
- Văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Đình Chú)
- Văn bản Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)
- Văn bản Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)