Dế chọi (Bồ Tùng Linh)>
Dế chọi (Bồ Tùng Linh) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Tác giả
1. Tiểu sử
- Bồ Tùng Linh (1640 – 1715) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Thanh.
- Gia đình: Thân phụ của Bồ Tùng Linh là Bồ Bàn vì lận đận nơi khoa trường, nên đã từ bỏ nghiệp nho theo nghiệp thương gia. Sinh con đầu lòng là Triệu Kỳ nhưng chẳng may chết yểu. Đến tuổi trung niên thì coi như ông đã tuyệt tự nên ông đóng cửa chuyên tâm đọc sách và làm từ thiện. Nhưng kỳ lạ thay lúc đó ông lại có bốn người con lần lượt là: Triệu Cơ, Bá Linh, Tùng Linh và Hạc Linh. Bồ Tùng Linh là con dòng thứ. Mẹ đẻ ông là người họ Đổng.
- Ông dành hết thời gian cho việc dạy học tư, và sưu tầm những câu chuyện.
2. Sự nghiệp
- Ông để lại một khối lượng lớn tác phẩm thuộc nhiều thể loại như thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn. Trong đó, tiêu biểu nhất là Liêu Trai chí dị.
Sơ đồ tư duy tác giả Bồ Tùng Linh
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Văn bản trích trong tập truyện Liêu Trai chí dị.
- Liêu Trai chí dị là tập sách gồm gần 500 truyện, khai thác cốt truyện từ nhiều truyện dân gian và từ những truyện kì lạ, hoang đường của một số tác giả thời trước. Bồ Tùng Linh đã mượn chuyện thần tiên, ma quái, loài vật để phê phán mạnh mẽ nền chính trị và những thói hư tật xấu của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Liêu Trai chí dị được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tập truyện bắt đầu được phổ biến ở Việt Nam từ thế kỉ XIX và cho đến nay đã có nhiều bản dịch khác nhau.
b. Tóm tắt
Đời Tuyên Đức nhà Minh, trong cung rất chuộng trò chọi dế, hằng năm bắt dân gian dâng nộp. Ở Thiểm Tây, tuy không có lệ nộp dế cho vua, nhưng vì quan huyện muốn lấy lòng quan tỉnh nên cho đòi lí trưởng phải cung ứng. Lí trưởng ép xuống lí dịch, lí dịch lại ép xuống lí chính phải tìm. Có anh lí chính tên Thành, đến kì nộp dế, vì không muốn ép dân mà tự mình đi bắt. Ngày qua ngày đều không bắt được con nào, bản thân bị đánh đến trăm trượng, một hôm vợ đi xem bói thì được báo đến gác Đại Phật tìm dế. Qủa thật tìm được con dế to, mang về nhốt nuôi thì bị con trai vô tình làm chết. Sợ cha trách phạt, đứa nhỏ khóc lóc bỏ đi. Vợ chồng Thành đi tìm con thì phát hiện xác con dưới giếng, vớt lên liệm thì thấy còn thoi thóp, vừa mừng vì con chưa chết, vừa lo vì không có dế dâng nộp. Bất ngờ, một con dế nhỏ xuất hiện, Thành bắt về nuôi, cho đi chọi thử, không ngờ con dế nhỏ lại thắng mọi con dế to khỏe khác, Thành mừng quá đem dâng quan. Con trai cũng bình phục trở lại, kể rằng mình hóa thành con dế, khỏe mạnh chọi giỏi. Vì chú dế nhỏ mà khỏe mạnh khiến vua rất hài lòng, đem thưởng cho vinh hoa phú quý, từ đó sống cuộc sống giàu sang.
c. Thể loại
Truyện ngắn
d. Phương thức biểu đạt: Tự sự
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Nội dung kết cấu của truyện hết sức chặt chẽ. Chặt chẽ mà lại biến hóa khôn lường bởi sự thay đổi xen kẽ liên tục mà hợp lí những tình huống may rủi của lí chính Thành, bởi những chi tiết bất ngờ và thú vị. Truyện đã thành công bởi tấm lòng của nhà văn đối với con người và cuộc sống, mang giá trị nhân đạo cao cả, đáng quý.
b. Giá trị nghệ thuật
Truyện thành công không chỉ bằng ngòi bút tài hoa, sắc sảo, (không có hình ảnh ma quái, hồ li nhưng biến ảo, li kì, lôi cuốn, hấp dẫn) thể hiện nội dung châm biếm, mang giá trị tố cáo đanh thép (giá trị tố cáo hiện thực).
Sơ đồ tư duy tác phẩm Dế chọi:
- Sơn Tinh - Thủy Tinh (trích, Nguyễn Nhược Pháp)
- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (trích, Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két)
- Quê hương (Tế Hanh) 9
- Bếp lửa (Bằng Việt) 9
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)
>> Xem thêm